Định hướng phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2021-

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 73 - 75)

7. Kết cấu đề tài

3.1. Định hướng phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2021-

giai đoạn 2021 - 2025

Chính phủ đã nhận định: “Thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.” Trong xu hướng chủ động tham gia CMCN 4.0, Chính phủ đã định hướng phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.

DN sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai ứng dụng TMĐT. Nhà nước có vai trò quản lý, thiết lập các cơ sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi cho TMĐT phát triển. Việc ủng hộ, tạo động lực phát triển cho TMĐT được thực hiện theo mô hình: hỗ trợ có chọn lọc trọng điểm một số lĩnh vực hoặc địa phương phát triển TMĐT để địa phương hoặc lĩnh vực đó sẽ đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt, tạo sự lan tỏa trong xã hội.

Từ những kết quả đạt được trong giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đối với TMĐT tại Việt Nam được trình bày tổng quát như sau:

- Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng TMĐT rộng rãi, phổ biến trong DN và toàn xã hội;

- Thu hẹp khoảng cách phát triển TMĐT giữa các thành phố lớn và các địa phương;

- Tạo dựng môi trường TMĐT cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững; - Mở rộng quy mô thị trường tiêu dùng thông qua ứng dụng TMĐT cho hàng

hóa Việt Nam trong và ngoài nước và đẩy mạnh TMĐT xuyên biên giới;

- Phấn đấu trở thành quốc gia có thị trường TMĐT phát triển nằm trong nhóm 3 nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á về quy mô thị trường TMĐT.

Các mục tiêu cụ thể về ứng dụng TMĐT trong DN là:

- 80% website TMĐT hoạt động có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; - 50% DN nhỏ và vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch

TMĐT, bao gồm MXH có chức năng như sàn giao dịch TMĐT; mạn xã - 40% DN tham gia hoạt động TMĐT trên các ứng dụng di động;

- 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hóa đơn điện tử với người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các mục tiêu có liên quan đến ứng dụng TMĐT trong DN là: - Về hạ tầng các dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT:

• TTKDTM trong TMĐT đạt 50%, trong đó thực hiện thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trung gian chiếm 80%;

• 70% các giao dịch mua bán trên website/ ứng dụng TMĐT có hóa đơn điện tử;

• Cơ sở dữ liệu dùng chung về TMĐT được xây dựng và đưa vào vận hành.

- Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho TMĐT:

• 50% cơ sở giáo dục đại học và đào tạo nghề triển khai các chương trình đào tạo về TMĐT;

• 1.000.000 lượt DN, cán bộ quản lý nhà nước, hộ kinh doanh, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng TMĐT.

- Về tương quan phát triển TMĐT giữa các vùng kinh tế:

• 50% giá trị giao dịch TMĐT B2C của toàn quốc là của các địa phương ngoài Hà Nội và TP. HCM;

• 50% số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên cả nước có thương nhân hay DN có hoạt động bán hàng hoặc cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hình thức trực tuyến.

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w