Các kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 67 - 69)

7. Kết cấu đề tài

2.3.1. Các kết quả đạt được

Sau nhiều năm nỗ lực chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh trực tuyến, đặc biệt trong hai năm gần đây do đại dịch Covid-19 hoành hành, việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của các DN Việt Nam đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận.

Thứ nhất, DN tích cực chủ động ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh để vượt qua khủng hoảng vì Covid-19. Trong thời gian hạn chế ra đường vì dịch, người tiêu dùng tiến hành mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Khi đó, kênh mua sắm này trở thành kênh duy nhất để tiếp cận một số hàng hoá và dịch vụ. Điểm nổi bật là trong khủng hoảng, DN trở nên năng động hơn trong việc ứng dụng CNTT, các công cụ quản lý trực tuyến. Các DN nhanh chóng thay đổi bộ máy tổ chức và hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều DN đã đẩy mạnh chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, tích cực khai thác các nền tảng trực tuyến trong quản lý nội bộ và kết nối với khách hàng.

Thứ hai, lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến đã tăng nhanh do nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng. Năm 2020 vừa qua, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 5,059 nghìn tỷ đồng. Theo Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 (Google, Temasek và Bain&Company), TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD.

Thứ ba, DN sử dụng các công cụ trực tuyến để kinh doanh góp phần tiết kiệm chi phí. Chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của DN qua website hoặc trên các trang MXH rẻ hơn so với quảng cáo, tiếp thị qua tivi. Việc kiểm soát lưu lượng truy cập các công cụ tìm kiếm, trả tiền cho mỗi lần nhấn vào hoặc chạy quảng cáo đều đem lại hiệu quả về chi phí cho DN. Bên cạnh đó, thay vì đầu tư vào những mặt bằng có giá trị lớn để xây dựng một cửa hàng, nhằm lưu trữ thông tin của hệ thống TMĐT, DN chỉ cần đầu tư một hạ tầng server nhất định mà lại tiết kiệm được chi phí hơn rất

nhiều lần. Ngoài ra, việc tự động hóa trong các hoạt động kinh doanh như cho phép khách hàng thanh toán qua các ví điện tử, quản lý vận đơn, hàng tồn kho bằng các phần mềm,... hỗ trợ DN giảm thiểu được lượng nhân viên cần thiết để hoạt động và quản lý.

Thứ tư, sự phát triển của TMĐT đã giúp cho một lượng lớn khách hàng được tiếp cận các phương thức thanh toán trực tuyến góp phần đẩy mạnh việc TTKDTM. TTKDTM giúp tiết kiệm chi phí xã hội, giảm thiểu lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa, rút ngắn thời gian cho quá trình giao dịch. Hơn nữa, TTKDTM thúc đẩy phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp về thẻ ngân hàng, thu chi, thanh toán trực tuyến mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt quy đổi. Việc TTKDTM được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán phổ biến trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để tạo sự minh bạch trong các khoản thu chi, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng hơn, phát triển bền vững nền kinh tế.

Thứ năm, việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của các DN giúp DN mở rộng tập khách hàng, giữ liên lạc liên tục với khách hàng góp phần làm tăng thu nhập của DN. Từ các công cụ tìm kiếm như Facebook, Google, TMĐT cho phép DN điều khiển thông số về lưu lượng truy cập của khách hàng. Khi khách hàng quan tâm và tìm kiếm sản phẩm trên mạng, dựa vào các gợi ý hiện lên ở đầu kết quả tìm kiếm, họ có xu hướng truy cập vào một trang web TMĐT có sản phẩm đó mà họ có thể chưa bao giờ biết tới. Nhờ công nghệ IoT (Internet of Things - Internet Vạn Vật), BigData, DN có thể phân tích hành vi của người tiêu dùng ở mọi thị trường. Qua đó, DN có thể xây dựng chiến lược tiếp thị đúng đối tượng, chiến lược chăm sóc khách hàng với chi phí thấp và tự cải tiến sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng.

Thứ sáu, việc ứng dụng TMĐT trong kinh doanh tạo động lực phát triển logistics. Lưu lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh bán hàng trực tuyến tăng lên khiến nhu cầu về logistics, vận tải và giao hàng cũng tăng theo. Bộ Công Thương cho biết: “Chỉ riêng số lượng đơn hàng qua Công ty Giao hàng nhanh đã tăng trưởng trung bình 45% trong giai đoạn 2015 - 2020 và đạt khoảng 530 triệu đơn hàng trong năm 2020. Nhiều DN ngành bán lẻ như Vincommerce, Thế giới di động, FPT, Lotte, Aeon... đang tiến hành định hướng phát triển TMĐT.” Có thể thấy, TMĐT Việt Nam

với tiềm năng đầy triển vọng đã thu hút các DN TMĐT đầu ngành của thế giới như Amazon, Alibaba,... vào thị trường Việt Nam khiến lĩnh vực logistics trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w