7. Kết cấu đề tài
1.6. Khái quát về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
của doanh nghiệp
1.6.1. Quan niệm về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.6.1.1. Quan niêm về ứng dung thương mai điên tử trong hoạt đông kinh doanh
Từ các khái niệm về TMĐT đã đề cập ở trên, có thể thấy, ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh là việc sử dụng các phương tiện điện tử để triển khai thương mại. Nói cách khác, ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh là thực hiện quy trình cơ bản và quy trình khác của giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể. Các quy trình cơ bản của một giao dịch thương mại gồm tìm kiếm (mua gì, ở đâu...), đánh giá (có hợp với mình không, giá cả và điều kiện ra sao...), giao hàng, thanh toán và xác nhận. Các quy trình khác của một giao dịch thương mại gồm diễn tả (mô tả hàng hóa, dịch vụ, các điều khoản của hợp đồng), hợp thức hóa (thỏa thuận là hợp pháp), nâng cao uy tín và giải quyết tranh chấp. Tất nhiên, có những quy trình không thể tiến hành trên mạng như việc giao hàng hóa ở dạng vật thể (máy móc, thực phẩm...), song quá trình của giao dịch nếu có thể thực hiện trên mạng thì đều có thể tiến hành bằng phương tiện điện tử.
Tóm lại, ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh là quy trình kinh doanh sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa, liên quan đến các tổ chức hay cá nhân.
1.6.1.2. Quan niêm về ứng dụng thương mại điên tử trong hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp
Dưới góc độ doanh nghiệp, TMĐT bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp theo định nghĩa về TMĐT của UNCTAD: “TMĐT là việc thực hiên toàn bô hoạt đông kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiên điên tử”.
Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.