7. Kết cấu đề tài
2.2.2. Mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của
nghiệp
Mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua 4 mức: thấp, vừa, cao, rất cao. Trong đó, doanh nghiệp có kênh bán hàng trực tuyến riêng (website/ứng dụng di động, sàn TMĐT) là mức độ thấp; doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng và tiến hành đặt hàng qua các công cụ trực tuyến là mức độ vừa; doanh nghiệp sử dụng các phần mềm quản lý trong kinh doanh là mức độ cao; doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử thể hiện mức độ rất cao.
2.2.2.1. Tỷ lê doanh nghiêp có kênh bán hàng trực tuyến riêng (mức đồ thấp)
Website riêng (biểu đồ 2.14): Tỷ lệ DN tham gia khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy việc xây dựng website riêng năm 2020 không có thay đổi gì so với năm 2019 (vẫn ở mức 42%) và giảm 2% so với năm 2018. Trong khi đó, website luôn được đánh giá là một kênh quan trọng để khẳng định giá trị thương hiệu và có tính bền vững nhất cho DN trên môi trường trực tuyến. Có thể hiểu, do lượng SME chiếm đa số trong quy mô DN nên việc thiết lập, vận hành website riêng sẽ gây tốn kém chi phí hơn việc tham gia các kênh bán hàng khác, cụ thể là sàn giao dịch TMĐT.
Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ doanh nghiệp có website riêng giai đoạn 2018 - 2020 (đơn vị: %)
Sàn giao dịch Thương mại điện tử (biểu đồ 2.15): Cũng trong giai đoạn 2018 - 2020, xu hướng tham gia các sàn giao dịch TMĐT ngày càng thể hiện rõ rệt hơn. Theo VECOM, năm 2018 chỉ có 12% DN có tham gia sàn giao dịch TMĐT. Sang năm 2019, thêm 5% DN có tham gia sàn giao dịch TMĐT. Năm 2020 có tới 22% DN được khảo sát có tham gia sàn giao dịch TMĐT (tăng 5% so với năm 2019). Đặc biệt trong số các DN tham gia sàn TMĐT thì có 23% cho biết họ tham gia sau khi dịch COVID- 19 khởi phát.
Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT giai đoạn 2018 - 2020 (đơn vị: %) 2019 2020 ■Không ■Có 88% 12% 2018
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 Tỷ lệ DN cập nhật thông tin lên website (biểu đồ 2.16): Giai đoạn 2018 - 2020, do việc sử dụng website riêng của các DN nên tỷ lệ cập nhật thông tin lên website nhìn chung cũng có xu hướng giảm. Năm 2018, 47% DN có website tham gia khảo sát cho biết thường xuyên cập nhật thông tin lên hàng ngày, số DN không cập nhật thông tin ở mức 22%, còn lại là DN có cập nhật thông tin theo tuần và theo tháng. Năm 2019 thay đổi không đáng kể. Năm 2020, số DN cập nhật thông tin hàng ngày lên website giảm xuống còn 38%, tỷ lệ này thấp hơn 8% so với năm 2019. Bên cạnh đó, tỷ lệ DN không
Biểu đồ 2.16: Tỷ lệ doanh nghiệp cập nhật thông tin lên website giai đoạn 2018 - 2020 (đơn vị: %)
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 2.2.2.2. Tỷ lệ DN nhận đơn đặt hàng và tiến hành đặt hàng qua các công cụ trực tuyến (mức độ vừa)
Tỷ lệ DN tiếp nhận đơn đặt hàng qua email giảm đi 3% trong giai đoạn 2018 - 2020 (biểu đồ 2.17). Ngược lại, các kênh như website, sàn TMĐT và MXH đang có xu hướng được dùng để nhận đơn đặt hàng tăng lên, đặc biệt là sàn TMĐT và MXH. Theo kết quả khảo sát của VECOM, năm 2018, tỷ lệ DN nhận đơn đặt hàng trên website, sàn TMĐT vẫn còn rất thấp, chỉ đạt lần lượt là 36% và 13%. Sang năm 2019, tỷ lệ DN nhận đơn đặt hàng trên website chỉ tăng 1% trong khi tỷ lệ DN nhận đơn đặt hàng qua sàn TMĐT tăng hơn hẳn 6% so với năm trước. Đến năm 2020, tỷ lệ này tăng hẳn 10% với sàn TMĐT và tăng 11% với MXH. Ở thời điểm này, để đối phó với dịch bệnh Covid-19, các DN đã tích cực hoạt động kinh doanh trên nền tảng sàn TMĐT và MXH để tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.
Biểu đồ 2.17: Tỷ lệ doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng trên các công cụ trực tuyến giai đoạn 2018 - 2020 (đơn vị: %)
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021
Tương tự như trên, tỷ lệ DN tiến hành đặt hàng với các đối tác trong năm 2020 cũng tăng cao trên các công cụ như MXH, sàn TMĐT. Trái lại, xu hướng này lại giảm hoặc thay đổi không đáng kể trên các kênh như website và email (biểu đồ 2.18).
Có thể thấy ngay cả với việc kinh doanh B2B, hiện nay DN cũng đã dần chuyển hướng qua các nền tảng mới này. Xu hướng ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN hiện đang dần tăng cao trong giai đoạn 2018 - 2020. Năm 2020, số DN đặt hàng qua sàn TMĐT và qua MXH tăng lần lượt 6% và 11% so với năm 2019.
Biểu đồ 2.18: Tỷ lệ doanh nghiệp đặt hàng qua các công cụ trực tuyến từ 2018 - 2020 (đơn vị: %)
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021
Qua các tỷ lệ trên có thể thấy, hiện Email vẫn là phương thức chiếm tỷ lệ cao nhất, tức là được sử dụng rộng rãi nhất trong các hoạt động tiếp nhận đơn đặt hàng và đặt hàng của DN khi luôn ở mức không dưới 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ DN sử dụng phương thức này đã có chiều hướng giảm dần trong 3 năm trở lại đây. Thay vào đó, các DN đã làm quen và chuyển hướng dần sang sử dụng sàn TMĐT và MXH để kinh doanh bởi sự phát triển mạnh mẽ và tiện lợi của các phương thức này.
2.2.2.3. Tỷ lệ các phần mềm quản lý mà doanh nghiệp sử dung (mức đồ cao)
Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam từ năm 2018 - 2020 (biểu đồ 2.19), tỷ lệ các phần mềm quản lý mà DN sử dụng chỉ biến động nhẹ qua các năm nên nhìn chung thì cơ cấu không đổi, phần mềm Kế toán tài chính vẫn là phần mềm được DN sử dụng nhiều nhất, 87% DN cho biết có sử dụng phần mềm này (năm 2020). Tiếp theo đó là phần mềm quản lý nhân sự (53% DN sử dụng phần mềm này năm 2020).
Ngoài ra, nhóm các phần mềm có mức độ phức tạp hơn như quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý khách hàng (CRM), và quản trị nguồn lực DN (ERP) đều có tỷ lệ DN sử dụng dưới 30% (thấp) và không thay đổi nhiều so với năm 2018 và năm 2019.
Biểu đồ 2.19: Tỷ lệ các phần mềm quản lý mà doanh nghiệp sử dụng (đơn vị: %)
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 2.2.2.4. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử (mức độ rất cao)
TMĐT không chỉ được ứng dụng vào khâu marketing, đặt hàng mà còn được ứng dụng vào khâu thanh toán. Cùng với sự phát triển của CNTT hiện đại, hiện nay, các DN còn có thể sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử để nâng cao năng suất làm việc.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, tỷ lệ DN sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử có xu hướng tăng theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trong đó, tỷ lệ DN sử dụng hợp đồng điện tử tăng lên rõ rệt (biểu đồ 2.20). Năm 2018, 61% DN có sử dụng chữ ký điện tử và chỉ có 26% DN sử dụng hợp đồng điện tử. Tuy ứng dụng TMĐT vào hợp đồng giao dịch thương mại có hiệu quả tích cực nhưng nhiều DN cũng gặp khó khăn trong việc xác định rõ chủ thể và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng điện tử. Do đó, việc triển khai hoạt động này trong các DN vẫn chưa thực sự tích cực.
So với năm 2018, năm 2019 còn 60% DN sử dụng chữ ký điện tử (giảm 1%) nhưng đã có tới 29% DN sử dụng hợp đồng điện tử (tăng 3%).
Năm 2020, tỷ lệ DN sử dụng chữ ký điện tử đã tăng hơn một chút so với năm 2019 do tác động của dịch bệnh (khoảng 3%). Tương tự, 33% DN tham gia khảo sát cũng có sử dụng hợp đồng điện tử trong giao dịch thương mại và tăng hơn so với năm 2019 khoảng 4%.
Biểu đồ 2.20: Tỷ lệ DN sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử giai đoạn 2018 - 2020 (đơn vị: %)
■ Chữ ký điện tử ■ Hợp đồng điện tử
Nguồn: Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021