7. Kết cấu đề tài
1.7.3. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
Từ những kinh nghiệm của hai quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về TMĐT được phân tích ở trên có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong quá trình thúc đẩy ứng dụng TMĐT để có thể đạt hiệu quả cao nhất như sau:
- Nhà nước cần xây dựng, ban hành những chính sách và khung pháp lý thông thoáng, tạo một môi trường ổn định, đảm bảo tin cậy cho các hoạt động giao dịch điện tử nói chung và nói riêng. Việc phát triển lâu dài đòi hỏi phải mở rộng thị trường ra nước ngoài. Việc mở rộng này không nên đơn thuần chỉ cung cấp một trang web đa ngôn ngữ như một số website B2B hiện nay mà phải làm cho nó phù hợp với tình hình thực tế, văn hóa của các thị trường nhắm tới.
- Để nâng cao mức độ ứng dụng TMĐT, ta phải đồng thời nâng cao được các yếu tố cả về cơ sở vật chất (môi trường kinh doanh, mức độ kết nối Internet) vừa nâng cao nhận thức của DN, người dùng, cải thiện môi trường pháp lý, môi trường văn hóa và xã hội, phát triển các ngành dịch vụ TMĐT.
- Các quốc gia phát triển và TMĐT thường sở hữu nhiều công ty cung cấp các dịch vụ TMĐT hàng đầu thế giới. Những công ty thành công thường ở các quốc gia có chỉ số đánh giá dịch vụ hỗ trợ cao. Những công ty này đồng thời cũng là nhà cung cấp các dịch vụ TMĐT, gắn kết cung ứng dịch vụ TMĐT với hoạt động chủ yếu của công ty.
- Các DN nên tích cực thiết lập và nâng cao sự hiện diện của mình trên các nền tảng mạng xã hội thông qua việc chạy quảng cáo, phát trực tiếp, thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình cung cấp trên website/ứng dụng di động và trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook,...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã có một cái nhìn tổng quan về thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chương này đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò và rủi ro của thương mại điện tử. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã trình bày quan niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, cuối chương 1 còn trình bày về kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử tại Trung Quốc và Malaysia để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM