Kiến nghị với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 78 - 85)

7. Kết cấu đề tài

3.3.2. Kiến nghị với các doanh nghiệp

3.3.2.1. Tích cực, sẵn sàng nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ

thể nói, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ là một trong những tiêu chí hàng đầu có tác động trực tiếp đối với hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng như khả năng giữ chân khách hàng của DN. Báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, cứ 100 người được khảo sát thì có đến 83 người lo ngại rằng sản phẩm có chất lượng kém hơn so với quảng cáo. Vì vậy, chỉ cần một vài khách hàng nhận được sản phẩm không giống như hình ảnh mà DN đã giới thiệu và đưa lên mạng xã hội hoặc các kênh bán hàng trực tuyến để phản ánh hay còn gọi là “bóc phốt” thì hiệu ứng tiêu cực này sẽ lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng.

3.3.2.2. Đầu tư xây dựng website riêng hợp lý, cải thiên chất lượng hình ảnh, thông tin về sản phẩm trên website.

Việc đầu tư xây dựng website riêng hợp lý, cải thiện chất lượng hình ảnh, thông tin về sản phẩm trên website giúp tăng sức cạnh tranh của DN, bởi kênh bán hàng trực tuyến sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng truy cập vào website của DN và nhanh chóng tìm thấy sản phẩm mà họ đang cần. Nhờ có kênh bán hàng trực tuyến, DN có thể xác định được thị hiếu của khách hàng thông qua các thống kê về số lần truy cập, lượt mua,... Về lý do người tiêu dùng chưa tham gia mua sắm trực tuyến, theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, có đến 31% người chọn lý do “không có đủ thông tin để đưa ra quyết định” Vì vậy, DN thực sự phải lưu ý việc cập nhật hình ảnh và thông tin có ích về sản phẩm trên các kênh bán hàng trực tuyến nhằm thu hút khách hàng hơn. Do khách hàng không thể nhìn thấy sản phẩm trực tiếp và cũng không thể cảm nhận, trải nghiệm sản phẩm trực tiếp khi mua hàng trực tuyến nên để đưa ra quyết định mua hàng, họ hoàn toàn phải dựa vào những hình ảnh và mô tả về sản phẩm do DN cung cấp trên website.

3.3.2.3. Xúc tiến quảng cáo, tiếp thị thông qua phương tiên truyền thông mạng xã hôi.

Phương tiện truyền thông mạng xã hội là một kênh tiếp thị siêu hiệu quả đối với các DN ứng dụng TMĐT trong kinh doanh bởi nó giúp các DN tiếp cận được một lượng lớn khách hàng. Ví dụ, một cửa hàng bán đồ ăn trực tuyến có thể dễ dàng kết

nối với khách hàng mục tiêu thông qua các MXH như Instagram, Facebook,... Những MXH này sẽ cung cấp cho DN các công cụ, tính năng cần thiết để DN tiếp cận được các khách hàng mục tiêu, từ đó không những lưu lượng truy cập vào website của DN mà doanh thu bán hàng của DN sẽ đều tăng lên rõ rệt.

3.3.2.4. Tăng cường đào tạo các dịch vụ chăm sóc khách hàng

Công cụ hiệu quả giúp DN phát triển, duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng chính là các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Có thể thấy rõ điều đó, bởi trải nghiệm mà DN mang đến cho khách hàng sẽ có ảnh hưởng khá lớn đến việc liệu khách hàng có quyết định mua sản phẩm, dịch vụ đó hay không. Dịch vụ của người bán có tốt hay không, thái độ của nhân viên khi hỗ trợ các vấn đề của khách hàng có niềm nở, ân cần hay không, những ưu đãi nào được DN đưa ra cho khách hàng sẽ là nhân tố quyết định rất nhiều đến sự gắn bó lâu dài của khách hàng và có tác động trực tiếp vào sự tăng trưởng doanh thu của DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Khép lại chương 3, chúng ta đã nắm được định hướng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm các mục tiêu ở nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, các giải pháp và các kiến nghị cũng được đưa ra một cách cụ thể để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp và phát huy các kết quả tích cực.

KẾT LUẬN

TMĐT đã mang lại nhiều lợi ích đối với xã hội cũng như đối với bản thân các DN cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của các DN đã trở thành vấn đề quan trọng cần được thúc đẩy trong nền kinh tế số. Nhất là khi nhu cầu về mua sắm trực tuyến của khách hàng trong hoàn cảnh Covid-19 tại Việt Nam đang tăng cao và có xu hướng ngày càng đa dạng.

TMĐT nói chung và ứng dụng TMĐT trong kinh doanh nói riêng đóng vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của các DN lớn, nhỏ và vừa tại Việt Nam. Việc ứng dụng TMĐT trong kinh doanh khẳng định sẽ góp phần đưa TMĐT trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong trong nền kinh tế số.

Nắm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng TMĐT trong kinh doanh và những tiêu chí ảnh hưởng đến hoạt động này, hiểu được rằng vấn đề này vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, DN cần tận dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có để phát triển hoạt động này hiệu quả hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng, đạt được mục tiêu kinh doanh của bản thân DN.

Với những tổng hợp và nghiên cứu về đề tài, khóa luận đã đưa ra được những kết quả sau:

Thứ nhất, khóa luận tổng hợp, bổ sung cơ sở lý luận về TMĐT và cụ thể là ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN, đưa ra các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN và các yếu tố ảnh hưởng.

Thứ hai, khóa luận tổng hợp tình hình phát triển TMĐT tại Việt Nam tính đến năm 2020 và phân tích thực trạng ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN. Cơ sở dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử năm 2021 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM). Cũng từ Báo cáo này, tác giả đưa ra đánh giá về tình hình ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN, trong đó có đánh giá về kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.

Thứ ba, khóa luận đưa ra định hướng phát triển, nhóm giải pháp và các kiến nghị phù hợp để Nhà nước và các DN tại Việt Nam tích cực thúc đẩy việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của DN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abdul-Azeez Oluyomi Emmanuel (2012), “Adoption of E-commerce in Nigerian Businesses: A change from traditional to e-commerce business model in Richbol Environmental Services Limited”, Seinajoki University of Applied Sciences.

2. Svetlana Golubova (2012), “E-commerce Adoption and Implementation Strategy for a High-Tech Firm”, University of Twente.

3. Kristine S. Berglia và Sofia Bjurn (2017), “Critical aspects of e-commerce technology adoptions A qualitative study of Swedish e-tailers’ choices”, Gothenburg University, Sweden.

4. Helin Oven và Melissa Hicintuka (2020), “Covid-19: How does it affect international e-commerce firms?”, Linnaeus University, Sweden.

5. Trần Thế Anh (2018) - “Giải pháp phát triển thanh toán điện tử tại tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam giai đoạn từ 2016 đến năm 2020”, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

6. Trần Huyền Trang (2019) - “Phát triển Thương mại điện tử tại tập đoàn Vingroup”, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Thị Hồng Vân (2020) - “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn kênh phân phối trực tuyến trên các sàn giao dịch TMĐT của các doanh nghiệp tại Việt Nam: Nghiên cứu ngành hàng chăm sóc cá nhân và làm đẹp”, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

8. Phạm Văn Mạnh (2020) - “Xây dựng website Thương mại điện tử áp dụng cho bán sách trực tuyến”, Đại học Dân lập Hải Phòng.

9. Bukht, R., & Heeks, R. (2017), “Defining, Conceptualising and Measuring the Digital Economy”, pp. 1-24, GDI Development Informatics Working Papers No. 68, University of Manchester, Global Development Institute.

10. Hà Quang Thụy Phan Xuân Hiếu, Nguyễn Trí Thành, Trần Trọng Hiếu, Trần Mai Vũ, Nguyễn Hữu Đức (2020), “Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và Ứng dụng công nghệ, ISSN 0866-7756.

11. PGS. TS. NGƯT Nguyễn Văn Hồng và TS. Nguyễn Văn Thoan (2012), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Bách Khoa, Hà Nội.

12. Chính phủ Việt Nam (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Về thương mại điện tử.

13. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Quyết định số 4328/QĐ- UBND, Phê duyệt Đề án Phát triển Thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

14. Quốc hội Việt Nam Khoá XI (2005), Luật số 51/2005/QH11, Luật Giao dịch điện tử.

15. Google, Temasek, Bain&Company (2020), The e-Conomy SEA 2020 report. 16. We Are Social & Hootsuite (2021), Digital in Vietnam 2021 report.

17. Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), Báo cáo số 82/BC-TCTK, Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021.

18. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương (2020), Sách trắng Thương mại điện tử 2020.

19. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2021), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021.

20. Vi Sa (2021), “Trung Quốc tăng trưởng GDP 18,3% trong quý I”, Báo Nhân Dân.

21. Trang Linh (2021), “Du lịch Việt Nam 2020: phát huy nội lực trong bão Covid- 19”, Báo Nhân Dân.

22. Mỹ Anh (2020), “Đại dịch COVID-19 và những tác động cơ bản đối với thế giới”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

23. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2020), Quyết định số 645/QĐ-TTg, Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. 24. Blog Boxme Asia (2020), Vietnam’s E-Commerce Landscape 2020.

25. Blog Boxme Asia (2020), How JD.Com Stays On Top Of The E-Commerce Game In 2020.

26. Blog Boxme Asia (2020), Malaysia’s Ecommerce Economy Thrives During COVID-19.

LPC turn Ian 2

Hfl Iapchitaichinh-Vn HH Ngu□∏ internet 3% M ∣ www.ctu.edu.vn KB Nguồn Internet 2% Kl tapchcongthuong.vn KB Ngubn Internet 2% Hfl thuvíenphapluatvn Kfl Nguon Internet 1 % Kfl nhandan.com.vn Kfl Nguon Internet 1 % Kfl mbs.com.vn IK Nguon Internet 1 % HH en.ueh.edu.vn Hfl Ngubn Internet 1 % Vjahocvalammom Ngubn Internet NÚUồN CHÍNH magenest.co

Nội dung yêu câu chỉnh sửa cùa Hội đồng

Nội dung đã chình sửa của sinh viên

Ghi chú (ghi rõ vị trí chỉnh sừa: _______dòng, mục, trang)_________

Thay logo mới cùa HVNH Dòng 3, bìa

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỔC VIỆT NAM CỘNG HOA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

1. Họ và tên sinh viên:... Lc Phương Chi...

2. Masinhvicn:...20A4050055...

3. Lớp: ...K20KDQTA...Ngành:...Kinh doanh quốc tế...

4. Tên đề tài: úng dụng thương mại diện tử trong hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp Việt Nam...

5. Các nội dung dã hoàn thiện theo két luận của Hội dồng:

6. Kiên nghị khác (nêu cỏ):

Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2021

Sinh viên (Ký ghi rõ họ tên)

Giangvien hướng (lẫn (Ký ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 78 - 85)