Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 76 - 78)

7. Kết cấu đề tài

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

3.3.1.1. Hỗ trơ, tư vấn về ứng dung thương mại điên tử cho các doanh nghiêp

Để nâng cao nhận thức của DN về các vấn đề liên quan đến ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh, các cơ quan Nhà nước nên sát cánh cùng DN trong quá trình ứng dụng TMĐT từ khi bắt tay vào lập kế hoạch đến lúc kinh doanh được trên môi trường trực tuyến. Với sự hỗ trợ của các tập đoàn viễn thông - công nghệ, hệ thống TMĐT lớn nhất đất nước hiện nay, Nhà nước có thể tổ chức thực hiện những chiến dịch nhắm đến đối tượng như các nhà sản xuất, DN, các cá nhân trên toàn quốc

muốn tiếp cận và ứng dụng TMĐT, đặc biệt hỗ trợ trong những trường hợp khẩn cấp như dịch bệnh và hàng hóa cần được “giải cứu”.

3.3.1.2. Hoàn thiên khung pháp lý cho thương mai điên tử

Nhà nước nên khẩn trương triển khai xây dựng, ban hành hợp đồng mẫu chính xác, đầy đủ và rõ ràng làm cơ sở dữ liệu về pháp lý cho các giao dịch thương mại. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên xây dựng chế tài cho các hành vi vi phạm khi kinh doanh TMĐT qua MXH. Bên cạnh website TMĐT thì các MXH, đặc biệt là Facebook được sử dụng cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Hiện số người sử dụng các diễn đàn MXH để mua sắm trực tuyến cũng rất lớn. Do đó, quản lý các MXH kinh doanh TMĐT cũng không kém phần cấp thiết.

3.3.1.3. Tăng cường hơp tác quốc tế về thương mai điên tử

Nhà nước nên tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển. Hơn nữa, Nhà nước còn cần tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện thành công quá trình hội nhập dựa trên cơ sở phát huy được tiềm năng của đất nước, bảo đảm tự chủ, độc lập, bình đẳng, các bên hợp tác cùng có lợi.

Các hoạt động hợp tác quốc tế trên các phương diện liên quan đến hoạt động TMĐT cần chú trọng tăng cao hiệu quả trong việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương. Không chỉ vậy, sự hỗ trợ của quốc tế cũng cần được thu hút để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phát triển ứng dụng TMĐT.

Nhà nước nên khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Các DN nên tích cực thâm nhập thị trường ngoại quốc để kích thích các dịch vụ thu ngoại tệ, từng bước hiện đại hoá phương thức kinh doanh sao cho thích hợp với xu hướng mới của thị trường thương mại toàn thế giới.

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 76 - 78)