Tổng quan về thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu đề tài

2.1.1. Tổng quan về thương mại điện tử tại Việt Nam

2.1.1.1. Nguồn vốn của Viêt Nam trong nền kinh tế số

Khi nền kinh tế số bùng nổ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Sau giai đoạn 2018 - 2020, thế giới đã chứng kiến sự tăng lên cả về số lượng giao dịch và tổng doanh thu. Trong bối cảnh kỹ thuật số Việt Nam vào năm 2020, Việt Nam được gia tăng tài trợ quốc tế, các nguồn bên ngoài tham gia đầu tư ngày càng nhiều vào hoạt động kinh doanh. Điều đó có thể thấy trong biểu đồ 2.1 dưới đây, giá trị của các giao dịch đầu tư vào mảng Internet ở Việt Nam từ năm 2018 chỉ ở mức 351 triệu USD. Với sự hội nhập kinh tế, giá trị này đã tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt bùng nổ vào năm 2019 với 935 triệu USD. Nửa đầu năm 2020 vẫn có sự gia tăng của giá trị các giao dịch đầu tư, cụ thể là 73 giao dịch đầu tư có giá trị là 327 triệu USD, tăng hơn 66 triệu USD so với của năm 2019.

Biểu đồ 2.1: Giao dịch đầu tư vào mảng Internet ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020

2.1.1.2. Tăng trưởng thương mai điên tử của Viêt Nam

Theo Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company như biểu đồ 2.2, TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng 16% so với năm 2019 và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến tăng 46%; gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%; tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%; riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%. Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020 - 2025 là 29% và tới năm 2025, quy mô TMĐT nước ta sẽ đạt 52 tỷ USD.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam từ 2019 - 2020

và dự đoán 2025 (đơn vị: tỷ USD)

29%

2019 2020 2025

Nguồn: Báo cáo Thương mại điên tử Đông Nam Á 2020 2.1.1.3. Các nền tảng thương mại điên tử chính của Việt Nam

4 sàn TMĐT hàng đầu tại Việt Nam là Tiki, Lazada, Sendo và Shopee. Trong khi Tiki và Sendo là các công ty nội địa thì Lazada và Shopee là các nền tảng TMĐT quốc tế có độ phủ sóng rộng khắp Đông Nam Á. Việc xuất hiện những thông tin mới nhất không thể ngăn Shopee chiếm lĩnh thị trường do có nhiều chương trình khuyến mãi và hỗ trợ hậu cần có thẩm quyền.

2.1.1.4. Các danh mục thương mai điên tử bán chay nhất Viêt Nam

Trải qua một năm đầy thăng trầm vì ảnh hưởng của Covid-19, nhờ sự chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến, một số danh mục TMĐT vẫn hoạt động sôi nổi trong thị trường Việt Nam.

Theo Báo Cáo Kỹ Thuật Số Việt Nam 2021 của We Are Social và Hootsuite thể hiện trong biểu đồ 2.3, danh mục Du lịch - Khách sạn đứng đầu về tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam trong các danh mục TMĐT tính đến tháng 2 năm 2021 với 3.18 tỷ USD. Chính phủ cùng người dân Việt Nam đã kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và quyết tâm thực hiện mục tiêu kép “vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch vừa phục hồi kinh tế”. Nhờ đó, Tổng cục Du lịch đã xác định cơ cấu lại thị trường du lịch và khẩn trương thực hiện các chương trình kích cầu du lịch nội địa. Du lịch Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt việc chuyển đổi số bởi đa số các công ty du lịch lớn như Vietravel, Hanoitourist, Saigontourist, ... đều thực hiện chuyển đổi số, áp dụng công nghệ trong công tác quản lý, quảng bá tour, giao dịch với khách hàng thông qua các ứng dụng.

Ngoài ra, danh mục Đồ điện tử - Thiết bị truyền thông và Thời trang - Làm đẹp cũng đạt tổng giá trị giao dịch khá cao lần lượt là 1.57 và 1.44 tỷ USD. Do giãn cách xã hội nên rất nhiều người phải học tập, làm việc tại nhà với hình thức online khiến nhu cầu về các sản phẩm như máy tính, laptop, các linh kiện như loa, camera. tăng mạnh hơn. Tương tự, trong hoàn cảnh đó, người dân có nhiều thời gian hơn dành cho bản thân khiến nhu cầu về làm đẹp hay thời trang cũng được duy trì ổn định.

Biểu đồ 2.3: Tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam trong các danh mục TMĐT tính đến tháng 2 năm 2021 (đơn vị: tỷ USD)

2.1.1.5. Các phương thức thanh toán phổ biến trong hoạt đông thương mai điên tử

Từ một quốc gia lấy tiền mặt là phương thức chính để thanh toán, hiện nay, việc TTKDTM đã dần trở nên phổ biến trong thói quen tiêu dùng của khách hàng tại Việt Nam. Tiêu biểu là thanh toán bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng (Mobile Internet Banking) hay sử dụng ví điện tử (Momo, Vnpay, Airpay, Zalopay,...). Tỷ lệ các phương thức thanh toán trong hoạt động TMĐT tại Việt Nam năm 2020 được thể hiện trong biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các phương thức thanh toán trong hoạt động TMĐT tại Việt Nam năm 2020 (đơn vị: %)

Thẻ tín dụng

Tiền mặt

Chuyển khoản

Ví điện tử

Khác

Nguồn: Báo Cáo Kỹ Thuật Số Việt Nam 2021

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 44 - 47)