Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 31 - 35)

7. Kết cấu đề tài

1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt

kinh doanh của doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh của DN hiện nay, việc ứng dụng TMĐT đã trở nên ngày một phố biến. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có thể thực hiện việc ứng dụng TMĐT trong toàn bộ hoạt động kinh doanh hoặc DN đã ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh nhưng chưa đạt được kết quả tích cực. Do đó, DN cần tìm hiểu và nắm bắt rõ những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh để xây dựng kế hoạch, giải pháp giúp tăng cường việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh.

1.6.3.1. Hệ thống pháp lý

TMĐT ngày càng phát triển thì yêu cầu xây dựng cơ sở pháp lý ngày càng cấp thiết để đảm bảo cho phát triển TMĐT được bền vững. Việc hiểu biết các quy định của pháp luật về TMĐT sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh đúng luật, hạn chế được rủi ro pháp lý... Hiện nay, nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới cũng đã ban hành các luật mẫu, văn bản quy phạm, hướng dẫn quốc tế liên quan tới hoạt động TMĐT mà các doanh nghiệp cần quan tâm như:

- Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL (Model Law on E-commerce) (1996); - Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL (Model Law on E-signature)

Khung pháp lý về giao dịch điện tử tại một số quốc gia lớn: - Châu Âu:

• Chỉ thị số 1999/93/EC về chữ ký điện tử;

• Chỉ thị số 2000/31/EC về TMĐT. - Hoa Kỳ:

• Luật thống nhất về giao dịch điện tử (Uniform Electronic Transactions Act - UETA);

• Luật chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và quốc tế (E-SIGN). Một số nước châu Á:

- Singapore: Luật giao dịch điện tử năm 1998; - Malaysia: Luật chữ ký số năm 1997;

- Hàn Quốc: Luật giao dịch điện tử 1999 (Electronic Transaction Basic Art - ETBL); Luật chữ ký điện tử năm 1999 (ESA).

1.6.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuât - công nghê

TMĐT ra đời là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hóa và công nghệ thông tin mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử. Do đó, quá trình TMĐT diễn ra có hiệu quả khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ đã vững chắc. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ bao gồm các tiêu chuẩn của doanh nghiệp, của Nhà nước và liên kết với các tiêu chuẩn của quốc tế, kỹ thuật ứng dụng, thiết bị ứng dụng không chỉ riêng từng doanh nghiệp mà phải là một hệ thống quốc gia với tư cách như một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực và toàn cầu trên nền tảng của Internet. Trong đó, hệ thống Internet này bao gồm các phân mạng, hệ thống liên lạc viễn thông toàn cầu, dữ liệu phải tới được từng cá nhân người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ của TMĐT phải bảo đảm tính kinh tế. Ở đây, tính kinh tế được thể hiện qua việc chi phí của hệ thống thiết bị kỹ thuật và chi phí về dịch vụ truyền thông phải ở mức hợp lý nhằm đảm bảo cho các tổ chức, DN lẫn cá nhân đều có khả năng chi trả, giá cả của các hàng hóa, dịch vụ thực hiện thông qua TMĐT không quá chênh lệch so với thương mại truyền thống.

1.6.3.3. Cơ sở hạ tầng nhân lực

Để có thể ứng dụng TMĐT hiệu quả, DN cần phải sở hữu nguồn nhân lực có trình độ cao. Yeu tố cấu thành cơ sở hạ tầng nhân lực của TMĐT trong DN trước hết phải là đội ngũ các chuyên gia về tin học bởi họ thường xuyên cập nhật những kiến thức về công nghệ thông tin và có khả năng ứng dụng trong DN với điều kiện kinh doanh cụ thể. Một đội ngũ chuyên gia tin học tốt sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ cho DN. Ngoài ra, các nhà kinh doanh, nhà quản lý, nhân viên cũng phải có trình độ nhất định về tin học và công nghệ, ngoại ngữ, kỹ năng giao dịch trực tuyến để có thể hoạt động trong một DN có ứng dụng TMĐT.

1.6.3.4. Cơ sở hạ tầng thanh toán

Một trong những chức năng quan trọng của các trang web TMĐT chính là việc tiến hành hoạt động thanh toán trực tuyến thông qua mạng Internet. Cơ sở hạ tầng thanh toán tiên tiến, hiện đại sẽ nâng cao chất lượng của hoạt động TMĐT. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc, giúp cho các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế được diễn ra an toàn và nhanh chóng, góp phần thúc đẩy thanh toán trong TMĐT và tăng trưởng kinh tế.

Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động phục vụ các giao dịch thanh toán bán lẻ với khả năng thanh toán theo thời gian thực, hoạt động 24/7, xử lý giao dịch đa kênh, đa phương tiện hiện đang được thử nghiệm để đưa vào vận hành chính thức phục vụ nhu cầu chuyển tiền, giao dịch thanh toán bán lẻ, thanh toán các dịch vụ tiện ích, phục vụ tốt cho việc phát triển thanh toán trực tuyến trong khu vực dân cư.

Thanh toán trong lĩnh vực TMĐT có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như: - Thanh toán bằng thẻ: Thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế; thẻ ghi nợ nội địa; - Thanh toán bằng séc trực tuyến;

- Thanh toán bằng ví điện tử;

1.6.3.5. Vấn đề bảo mât, an toàn

Một số vấn đề bảo mật, an toàn có thể ảnh hưởng tới hoạt động TMĐT của DN bao gồm:

Tấn công giả mạo (Phishing): Là một loại tội phạm công nghệ cao sử dụng email, tin nhắn pop-up hay trang web để lừa người dùng cung cấp các thông tin cá nhân nhạy cảm như thẻ tín dụng, mật khẩu, số tài khoản ngân hàng. Thông thường, các tin tặc thường giả mạo các công ty nổi tiếng để yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin nhạy cảm. Kẻ giả mạo thường hướng tới những khách hàng của ngân hàng và người tiêu dùng thường xuyên mua sắm trực tuyến.

Kẻ trộm trên mạng (Sniffer): Là một dạng chương trình theo dõi, nghe trộm, giám sát sự di chuyển của thông tin trên mạng. Khi sử dụng vào những mục đích hợp pháp thì nó có thể giúp phát hiện ra các điểm yếu của mạng, nhưng ngược lại nếu sử dụng với mục đích bất hợp pháp thì trở thành một mối hiểm họa lớn và rất khó phát hiện. Kẻ trộm sẽ dùng phần mềm để xem lén thư điện tử hay đọc các thông điệp chưa mã hóa được lưu trên mạng. Việc sử dụng chương trình xem lén này sẽ giúp tên trộm lấy được các thông tin bí mật của tổ chức, cá nhân như mật khẩu, số thẻ tín dụng, bí mật kinh doanh.

Phát tán virus: Thông thường những tên trộm sẽ gửi các tệp file có chứa virus qua email, hay đường link có chứa virus qua tin nhắn offline tới các cá nhân. Khi các cá nhân kích hoạt vào đường link và các file thì virus sẽ tự động phát tán trong máy tính và tìm tới các ngóc ngách có chứa thông tin quan trọng của tổ chức, cá nhân và ăn trộm chúng với mục đích bất hợp pháp. Nếu virus này truy cập được vào cơ sở dữ liệu của các tổ chức thì nó có thể làm thay đổi nội dung dữ liệu, thậm chí còn làm ngưng trệ toàn bộ hoạt động của hệ thống thông tin của tổ chức dẫn tới mất uy tín của doanh nghiệp.

Tấn công từ chối dịch vụ (DOS - Denial Of Service attack, DDOS - Distributed DOS hay DR DOS): Là kiểu tấn công khiến một hệ thống máy tính hoặc một mạng bị quá tải, dẫn tới không thể cung cấp dịch vụ hoặc phải dừng hoạt động. Những cuộc tấn công DOS có thể là nguyên nhân khiến cho mạng máy tính ngừng hoạt động và trong thời gian đó, người sử dụng sẽ không thể truy cập vào các website TMĐT. Những tấn

công này cũng đồng nghĩa với việc mất những khoản chi phí rất lớn vì trong thời gian website ngừng hoạt động, khách hàng không thể thực hiện các giao dịch mua bán. Đồng thời, sự gián đoạn hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của DN, những điều không dễ gì lấy lại được.

1.6.3.6. Nhận thức của doanh nghiệp về thương mại điện tử

Với xu hướng hiện nay, TMĐT đã không còn quá xa lạ với các DN và người tiêu dùng. Các DN đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của con người và xã hội khi bắt tay vào triển khai TMĐT. Tuy nhiên, vẫn có hơn 70% SME Việt Nam chưa triển khai xây dựng kênh TMĐT cho DN, đặc biệt là TMĐT quốc tế (khảo sát của Công ty CP Procom Việt Nam năm 2020). Nguyên nhân chính là DN có sản phẩm tốt nhưng không biết làm thương hiệu, chỉ làm gia công cho khách hàng theo kiểu bán trực tiếp cho thương lái hoặc tìm kiếm khách hàng tại các hội chợ triển lãm quốc tế, họ chưa quan tâm đến TMĐT hoặc do DN chưa có kiến thức về TMĐT quốc tế. Chính vì chưa nhận thức hết tiềm năng phát triển của TMĐT, nhiều DN đã bỏ phí cơ hội tăng doanh số bán hàng mà không phải bỏ ra hàng loạt chi phí như: quảng cáo, tiếp thị, nhân công, trưng bày sản phẩm... nhờ ưu thế sẵn có của mạng Internet.

Mặt khác, có nhiều DN đã thành công và coi các nền tảng TMĐT là công cụ hỗ trợ, là hình thức kinh doanh chủ yếu của mình. Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, mọi DN có thể tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 31 - 35)