Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 69 - 70)

7. Kết cấu đề tài

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của các DN vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể:

Thứ nhất, khoảng cách chênh lệch trong phát triển TMĐT giữa các địa phương. Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử 2021 được VECOM công bố cho thấy, tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2021 là TP. HCM với 67.6 điểm, Hà Nội đứng thứ hai với 55.7 điểm. Đà Nang xếp thứ ba với 19 điểm, có khoảng cách rất xa so với hai địa phương dẫn đầu. Điểm trung bình của chỉ số năm nay là 8.5 điểm, phản ánh khoảng cách điểm số rất lớn giữa hai đầu tàu là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với 61 tỉnh thành khác. Các địa phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nam Bộ có mức độ phát triển TMĐT thấp nhất. Trong những năm qua, mức độ chênh lệch này chưa có dấu hiệu thay đổi.

Thứ hai, tỷ lệ DN có lao động chuyên trách về TMĐT giảm nhiều. Giai đoạn 2018 - 2020, xu hướng DN gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về TMĐT và CNTT ngày càng tăng. Nguồn nhân lực TMĐT có thể chưa được đào tạo bài bản hoặc được đào tạo nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN và tổ chức trong xã hội. Điều này gây bất lợi lớn đến việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của các DN bởi sự khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng.

Thứ ba, tỷ lệ DN có website riêng không có sự chuyển biến tích cực và luôn ở mức dưới 46% trong nhiều năm. Điều này chưa đủ với mục tiêu “50% DN có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của DN' mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra trong “Quyết định Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 ”.

Thứ tư, tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động trên tổng vốn đầu tư cho TMĐT ở mức thấp. Hạn chế này chủ yếu tồn tại ở một số SME. Quy

mô hoạt động, nguồn lực và vật lực của DN chưa đủ khả năng để tập trung đầu tư theo hướng kinh doanh trực tuyến.

Thứ năm, đa số người tiêu dùng vẫn sử dụng tiền mặt để thanh toán trong tiêu dùng, mua sắm trên website/ứng dụng di động của DN gây trở ngại cho việc thúc đẩy TTKDTM trong nền kinh tế. Theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2020, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chiếm 60.5% trong các hình thức thanh toán phổ biến của website/ứng dụng di động. Ngoài ra, các phương thức thanh toán khác là Ví điện tử; Tài khoản mobile; Chuyển khoản Internet Banking; Thẻ thanh toán quốc tế (visa, master...), Thẻ thanh toán nội địa.

Một phần của tài liệu 892 ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w