nhất định
Nước ta hiện nay đang chấp nhận một số phương tiện thanh toán nhất định. Các phương tiện thanh toán này có thể do Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng, các trung gian tài chính hoặc do doanh nghiệp phát hành. Tiền ảo không được chấp nhận là một phương tiện thanh toán. Có một số ý kiến đồng tình với quan điểm này. Người ta cho rằng, việc không cho phép tiền ảo đóng vai
trò là phương tiện thanh toán là hợp lý bởi sự phức tạp của chúng và do hệ thống kiểm tra, giám sát các hoạt động thanh toán của Việt Nam còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên theo tác giả, việc không cho phép tiền ảo là một phương tiện thanh toán là không phù hợp với thực tế khách quan. Trong xã hội hiện nay, vẫn rất nhiều người công khai sử dụng tiền ảo, đặc biệt là đồng Bitcoin để thanh toán các giao dịch dân sự bất chấp các quy định về hình sự, hành chính trong xử phạt đối với các hành vi phạm quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Việc sử dụng tiền ảo để thanh toán được người dùng đánh mang lại những tiện ích to lớn như tiết kiệm chi phí, thời gian,... Hơn nữa, việc ngăn cấm không sử dụng tiền ảo để thanh toán là không khả thi vì tiền ảo có tính ẩn danh cao, cộng đồng người dùng tiền ảo khá đông đảo và trải rộng khắp đất nước. Theo suy luận trên, tác giả đề xuất xem xét để chấp nhận tiền ảo là một phương tiện thanh toán trong một phạm vi nhất định, ít nhất là không vi phạm các quy định về xử phạt hình sự, hành chính. Để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể mang lại, nhà nước cần thí điểm cho phép sử dụng tiền ảo để thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ và giới hạn số lần giao dịch thanh toán bằng tiền ảo của cá nhân trong một ngày, yêu cầu cung cấp thông tin giao dịch khi cần thiết. Thông qua đó, nhà nước vừa thể hiện được vai trò quản lý, vừa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển các hình thức thanh toán mới.