Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có quy định cấm kinh doanh một số ngành nghề liên quan đến tiền ảo. Tại điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Như vậy, cá nhân, tổ chức có quyền kinh doanh một số ngành nghề liên quan đến tiền ảo với các mục đích hợp pháp ở nước ta. Tuy nhiên các hoạt động kinh doanh này không nằm dưới sự quản lý, bảo đảm của nhà nước nên vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn và rủi ro nhất định.
Đối với luật Doanh nghiệp năm 2020, trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy một số quan điểm của luật này với hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền ảo, cụ
thể như sau: Theo điều khoản 1, điều 7 luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp
có quyền kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Điều này là hoàn toàn thống nhất với quy định của luật Hiến pháp năm 2013. Do đó, cá nhân có quyền kinh doanh liên quan đến tiền ảo mà không vi phạm các điều cấm của luật. Tuy
nhiên, với hoạt động góp vốn để thành lập doanh nghiệp thì luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể trị giá được bằng Đồng Việt Nam ”59. Do chưa được thừa
nhận là tiền hay tài sản ở nước ta cho nên theo luật Doanh nghiệp năm 2020 không cho
phép được sử dụng tiền ảo với mục đích góp vốn.
Luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2020) cũng quy định về các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh60; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện61. Trong đó, hoạt động đầu tư kinh doanh liên quan đến tiền ảo không được liệt
58 Khoản 5, điều 70, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005.
59 Điều 34 luật Doanh nghiệp năm 2020.
60 Điều 6 luật Đầu tư năm 2014, được sửa đổi, bổ sung năm 2016.
kê đến. Vì vậy, theo luật này thì hoạt động đầu tư kinh doanh đến tiền ảo là không vi phạm pháp luật.