2.2.4.1. Vụ kiện thu thuế đối với tiền ảo ở Bến Tre90
Cuối năm 2017, nhiều thông tin liên quan đến vụ việc Chi cục thuế thành phố Bến Tre đã bị khởi kiện liên quan đến quyết định truy thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động kinh doanh tiền điện tử. Toàn bộ vụ việc được mô tả như sau:
Theo hồ sơ vụ án, giữa năm 2008 đến tháng 9/2013, ông Nguyễn Văn C tham gia trao đổi tiền điện tử (Bitcoin) qua mạng internet. Qua tin báo tố giác tội phạm về hành vi rửa tiền và kinh doanh trái phép, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bến Tre kết luận trường hợp kinh doanh của ông C không phải là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, ngày 19/10/2015, cơ quan này lại chuyển hồ sơ qua Chi cục Thuế thành phố Bến Tre đề nghị xử lý hành chính đối với hành vi mua bán tiền điện tử.
Ngày 12/5/2016, Chi cục Thuế thành phố Bến Tre đã ra quyết định số 714 “Về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả” và buộc ông C nộp hơn 981 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng và hơn 1,6 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân, tổng cộng hơn 2,6 tỷ đồng. Chi cục Thuế không xử phạt vi phạm hành chính đối với ông C do hình thức kinh doanh mua bán tiền kĩ thuật số trên mạng internet là một loại hình mới phát sinh, các văn bản hướng dẫn áp dụng thu thuế còn chậm.
Ngày 10/8/2016, ông C khiếu nại, yêu cầu Chi cục Thuế thành phố Bến Tre thu hồi quyết định số 714. Ông C cho rằng hình thức kinh doanh này không vi phạm pháp luật Việt Nam, kể cả pháp luật thuế chưa có quy định điều chỉnh. Do loại hình kinh doanh tiền điện tử không được coi là hàng hóa để đăng kí kinh doanh thương
90 TS. Nguyễn Minh Oanh (2019), Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong bối cảnh hội nhập và phát trien, NXB Tư pháp, tr. 183,184,185,186,187.
mại theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử nên ông không thể đăng ký được tại Sở Ke hoạch và Đầu tư. Do đó, ông không thực hiện được chế độ chứng từ, hóa đơn, cũng như kê khai nộp thuế vì hình thức kinh doanh chưa có tên và chưa có mã số ngành nghề trong hệ thống ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. Hơn nữa, Chi cục Thuế thành phố Bến Tre áp dụng văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải là văn bản pháp quy để áp dụng truy thu thuế.
Ngày 07/9/2016, Chi cục Thuế thành phố Bến Tre đã ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và bác đơn của ông C. Chi cục Thuế thành phố Bến Tre cho rằng: “...Hành vi mua bán tiền kỹ thuật số không phải là hành vi bị cấm. Người sở hữu tiền kỹ thuật, có quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự nên thuộc “quyền tài sản” theo Điều 181 Bộ luật Dân sự... Do vậy, tiền kỹ thuật số là “tài sản” theo Điều 163 Bộ luật Dân sự và là “hàng hóa” động sản theo Điều 3 luật Thương mại... Hoạt động mua, bán tiền kỹ thuật số là hoạt động mua, bán hàng hóa và xếp vào loại hình hoạt động kinh doanh thương mại”
Không đồng ý, ông C tiếp tục khiếu nại.
Ngày 18/5/2017, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bến Tre ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Theo đó, cho rằng hoạt động mua bán tiền kỹ thuật số là hoạt
động mua bán hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 3
và không thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 luật Thuế
giá trị gia tăng; cá nhân kinh doanh tiền kỹ thuật số thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập
cá nhân theo quy định tại Điều 2 luật Thuế thu nhập cá nhân. Do đó, ông C có trách nhiệm thực hiện theo các quyết định của Chi cục Thuế thành phố Bến Tre, tức là phải
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Sau khi được Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre thụ lý vụ án hành chính, ông C còn cung cấp Công văn số 47 ngày 04/8/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre có nội dung từ chối đơn đăng kí kinh doanh mua bán tiền điện tử (Bitcoin, Webmoney) của ông. Công văn từ chối này căn cứ Công văn số 761 ngày 28/7/2017 của Ngân Hàng Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bến Tre xác định việc đăng kí kinh doanh mua, bán tiền điện tử, tiền ảo nói chung không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chiều
ngày 21/9/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Ben Tre tuyên hủy Quyết định số 714 của Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố Bến Tre về việc buộc ông Nguyễn Văn C phải nộp hơn 2,6 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân về hành vi kinh doanh mua bán tiền kỹ thuật số trên mạng internet.
Bình luận về vụ việc trên:
Từ vụ việc này, tác giả có nhận định rằng, quyết định của Chi cục Thuế thành phố Bến Tre về thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với ông C là không phù hợp. Tại thời điểm năm 2016, khi tiền ảo còn khá mới mẻ thì quan điểm của Chi cục Thuế tỉnh Bến Tre là khá vội vàng khi cho rằng tiền ảo (Bitcoin) là tài sản hay hàng hóa. Đây cũng là mấu chốt khiến cho việc khiếu nại, kiện tụng xảy ra. Như đã phân tích ở phần 2.1.1 thì tiền ảo không đủ điều kiện để trở tài sản hay trở thành hàng hóa nên việc áp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trên hoạt động mua, bán tiền ảo là không hợp lý. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng, do chưa có một hướng dẫn cụ thể về tiền ảo dẫn đến khi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc liên quan đến tiền ảo đã “sáng tạo” trong cách tiếp cận và giải quyết. Điều này vô hình chung đã tạo nên những vụ việc không đáng có. Vì vậy, việc xây dựng hoàn thiện pháp luật để quản lý tiền ảo là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp tránh oan sai, mà còn giúp quản lý về vấn đề thuế và các vấn đề khác hiệu quả hơn, tạo được lòng tin trong nhân dân.
2.2.4.2. Vụ án lừa 15.000 tỷ đồng với đồng tiền ảo iFan, Pincoin91
Dự án ICO của Công ty cổ phần Modern Tech bắt đầu kêu gọi vốn từ năm 2017 theo hình thức huy động vốn bằng đồng iFan. Công ty này chỉ tồn tại trong 4 tháng rồi biến mất. Theo đăng ký kinh doanh, tám người đã sáng lập nên Modern Tech từ ngày 31/10/2017 với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó ông Vũ Hữu L (15%) là cổ đông lớn nhất. Ông Vũ L trước đó từng là một trong những nhân vật cao cấp của Công ty đa cấp Vision Việt Nam.
iFan được giới thiệu là (i) Đồng tiền số được dùng để kết nối giữa các nghệ sỹ “showbiz” với cộng đồng người hâm mộ của họ (iFan có thể được dùng để trao đổi, thanh toán hóa đơn vé “show” diễn, phí tải về các bài hát, mua sản phẩm...); (ii)
91 TS. Phan Chí Hiếu & TS. Nguyễn Thanh Tú (2019), Một số vấn đề pháp lý về tài mã hóa, tiền mã hóa,
Phát triển trên nền tảng Ethereum - một trong số những nền tảng Blockchain uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Tuy được quảng bá rộng rãi như vậy nhưng dự án iFan cho đến nay chưa được triển khai theo lộ trình như đã ghi nhận trong Sách trắng của dự án này và giá trị của đồng iFan (đồng tiền đại diện cho dự án này) cũng sụt giảm nghiêm trọng kể từ thời điểm được chính thức niêm yết tại các sàn giao dịch quốc tế.
Tại Việt Nam, nhóm iFan kêu gọi những người tham gia dự đầu tư vào đồng tiền ảo iFan, với hứa hẹn lãi suất 48%/tháng. Nếu kêu gọi thành công người khác tham gia vào hệ thống theo mô hình đa cấp thì được hưởng hoa hồng 8%. Ban đầu, dự án này huy động vốn bằng cách bán đồng iFan với giá từ 0,1-5 USD/ đồng iFan. Sau đó, iFan triển khai yêu cầu bắt cho vay lại nhằm ngăn người đầu tư thoái vốn. Thời điểm cuối năm 2017, giá Bitcoin tăng mạnh cũng là một phần cơ sở để nhà đầu tư tin tưởng. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn trả lãi như cam kết, iFan đã thay đổi phương thức trả lãi sang tiền ảo, ngoài ra hạn mức đầu tư tối thiểu để rút lợi nhuận cũng liên tục tăng lên để “ép” nhà đầu tư rót thêm tiền. Nhiều nhà đầu tư bị mắc kẹt không chỉ với lợi nhuận mà cả phần vốn gốc ban đầu.
Sau khi huy động vốn thành công, iFan lập sàn giao dịch nội bộ, thực hiện các thủ đoạn thao túng giá, sau đó tuyên bố dự án thất bại. Đến tháng 01/2018, tất cả nhóm Facebook, nhóm chát và trang cá nhân của các “lãnh đạo iFan” đều đột ngột biết mất.
Bình luận về vụ việc trên:
Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngày 27/02/2014 đã có những cảnh báo các rủi ro liên quan đến tiền ảo. Tuy nhiên, trước các chiêu trò thu hút của các tổ chức đa cấp tiền ảo đã khiến cho rất nhiều người tham gia vào hệ thống lừa đảo này. Một mặt, tuy tiền ảo có tính chất ẩn danh nhưng công ty Modern Tech hoạt động kinh doanh tiền ảo lại công khai địa chỉ và ban lãnh đạo, điều này đã tạo được lòng tin cho những nhà đầu tư. Mặt khác, với lãi suất chưa từng có (48%) đã đánh vào lòng tham của nhiều người về mong muốn đổi đời từ đồng tiền iFan. Bên cạnh đó, vì hoạt động một cách khá công khai nhưng lại chưa có sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khiến hoạt động lừa đảo trở nên dễ dàng. Câu chuyện hơn lừa đảo hơn 15.000 tỷ đồng là một hồi chuông cảnh tỉnh
về việc tham gia hoạt động liên quan đến tiền ảo và cũng là một động lực đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quản lý tiền ảo để có căn cứ tiến hành xử lý các vụ việc tương tự sau này.
Như vậy, thực tiễn sử dụng pháp luật trong điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tiền ảo ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do không có hành lang pháp lý rõ rõ ràng về một số ngành nghề liên quan đến tiền ảo như khai thác tiền ảo đã khiến cho hoạt động này diễn ra một cách rầm rộ. Bên cạnh đó, bởi những tính chất ưu việt của tiền ảo trong hoạt động thanh toán dẫn đến các quy định cấm của pháp luật hiện nay không đủ sức để ngăn cản đông đảo người dùng sử dùng đồng tiền này để trao đổi, mua bán. Ngoài ra, tiền ảo cũng không phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam nên cũng gây nhiều vụ tranh chấp, cơ quan xét xử lại lúng túng trong xử lý vì thiếu quy định và hướng dẫn cụ thể.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương 2 của đề tài nghiên cứu này, tác giả đánh giá thực trạng pháp luật
của Việt Nam hiện nay trong vấn đề quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập. Cụ thể, về tính chất pháp lý của tiền ảo, pháp luật Việt Nam không thừa nhận tiền ảo là tài sản, phương tiện thanh toán hay ngoại hối. Điều này dẫn tới hiện tượng tuy các hoạt động liên quan đến tiền ảo nằm trong phạm vi điều chỉnh của một số luật nhưng lại không có đủ cơ sở để áp dụng các quy định của luật đó để điều chỉnh đối với đối tượng này. Mặt khác, một số luật đã có quy định
và chế tài xử lý đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở, là điều kiện để nhiều đối tượng lách luật và thực hiện hành vi phạm tội của mình. Về thực tiễn các hoạt động liên quan đến tiền ảo ở Việt Nam, hiện nay có rất nhiều người đang bất chấp các quy định của pháp luật để sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu của thị trường tiền ảo nước ta, nhiều hoạt động dịch vụ mới đã xuất hiện như khai thác tiền ảo, sàn giao dịch tiền ảo. Do pháp luật về quản lý tiền ảo còn nhiều bất cập, hạn chế dẫn đến các tranh chấp kéo dài, những vụ lừa đảo của các công ty đa cấp sử dụng tiền ảo.
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP