2.1.1. Tính chất pháp lý của tiền ảo
Tìm hiểu về tính chất pháp lý của tiền ảo trong hệ thống pháp luật Việt Nam là điều rất quan trọng trong quá trình đi nghiên cứu pháp luật nước ta trong quản lý đối với tiền ảo. Tính chất pháp lý của tiền ảo cho ta cái nhìn cơ bản nhất về tính hợp pháp của đối tượng này trong hệ thống pháp luật. Trong câu chuyện tìm hiểu về tính chất pháp lý của tiền ảo trong pháp luật Việt Nam, tác giả muốn đề cập trên các khía cạnh chính là: tài sản, hàng hóa, dịch vụ, phương thức thanh toán và ngoại hối.
Thứ nhất, tiền ảo có phải là tài sản theo quy định trong pháp luật Việt Nam?
Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã lựa chọn tìm hiểu và nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đây là bộ luật điều chỉnh đối tượng là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản nên các quy định về tài sản cũng được bộ luật này trực tiếp quy định cụ thể và rõ nét nhất. Theo đó, tài sản được quy định trong điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai ”.
Như vậy, để trả lời câu hỏi tiền ảo có phải là một loại tài sản theo quy định pháp
luật hay không thì chúng ta cần phân tích và làm sáng tỏ ở một số góc độ sau đây: Tiền ảo có phải là vật? Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại ở các thể khác nhau như rắn, lỏng, khí mà con người có thể cảm nhận bằng các giác quan của mình. Khái niệm về vật ở đây có nội hàm bao gồm vật nhân tạo hoặc vật tự nhiên. Theo Bộ luật Dân sự 2015, vật được chia làm vật chính và vật phụ36, vật chia được và vật không chia được37, vật tiêu hao và vật không tiêu hao38, vật cùng loại
36 Khoản 1, khoản 2 điều 110 Bộ luật Dân sự năm 2015: “1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. 2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rồi vật chính”.
37 Điều 111 Bộ luật Dân sự năm 2015: “1.Vật chia được là vật khi bị phận chia vẫn giữa nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. 2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia”.
và vật đặc định38 39, vật đồng bộ40. Tuy nhiên, không phải tất cả vật chất đều trở thành tài sản, ví dụ như khí oxi, chỉ khi con người chiếm hữu, quản lý bằng việc nén vào bình, đem trao đổi thì khi đó chúng mới trở thành tài sản. Như vậy, với các điều kiện trên thì tiền ảo không phải là vật vì chúng được tạo ra và tồn tại trong môi trường kĩ thuật số, con người không thể trực tiếp sờ nắm được chúng.
Tiền ảo có phải là tiền? Theo triết học Mác, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, chúng dùng để đo lường và biểu thị giá trị của các loại hàng hóa khác. Theo quy định của Việt Nam, tiền có thể bao gồm tiền giấy và tiền kim loại, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam41. Đơn vị tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “đ”, kí hiệu quốc tế là “VND”, một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu4
2. Quy định trên cho thấy rằng, tiền ảo không phải là tiền pháp định của Việt Nam vì không đáp ứng các yêu cầu về chủ thể phát hành và về hình thái tồn tại.
Tiền ảo có phải là giấy tờ có giá? Giấy tờ có giá là bằng chứng xác định nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và điều kiện khác43. Theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo (được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính Phủ) thì giấy tờ có giá bao gồm: “Cổ phiếu, trái phiếu, kì phiếu, hối phiếu, séc, chứng chỉ tiền
gửi, chứng chỉ quỹ, giấy tờ khác theo quy định pháp luật, trị giá được bằng tiền và
38 Điều 112 Bộ luật Dân sự năm 2015: “1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn. 2.Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu”.
39 Điều 113 Bộ luật Dân sự năm 2015: “1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng đơn vị đo lường. Vật cùng loại cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau. 2. Vật đặc tính là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó”.
40 Điều 114 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các bộ phận, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy định, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
41 Khoản 1 điều 17 luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.
42 Điều 16 luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.
được phép giao dịch ”44. về bản chất, các loại giấy tờ có giá đều xác định được các chủ thể khi tham gia quan hệ, xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên. Tiền ảo với đặc tính ẩn thông tin cá nhân người dùng, không thể định danh được các bên tham gia giao dịch cho nên nó không phải là một loại giấy tờ có giá.
Cuối cùng, tiền ảo có phải là quyền tài sản? Theo điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác ”. Có một vài ý kiến cho rằng tiền ảo là một loại quyền tài sản nhưng những ý kiến đó là nhầm lẫn nghiêm trọng. Cần phân tích rằng quyền tài sản thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể sở hữu quyền với tài sản. Bên cạnh đó, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán”45. Với tính chất ẩn danh của chủ thể sở hữu và đồng thời không thể chuyển giao như các quyền tài sản dân sự thông thường thì tiền ảo không thỏa mãn điều kiện trở thành quyền tài sản.
Như vậy, với những phân tích trên có thể khẳng định rằng tiền ảo không phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, tiền ảo dưới góc độ hàng hóa, dịch vụ trong pháp luật Việt Nam.
Luật Thương mại năm 2005 là văn bản quy phạm pháp luật quy định khá đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ. Theo quy định tại khoản 2 điều 3 luật Thương mại năm 2005, hàng hóa bao gồm:
“a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai ”.
Như vậy, về bản chất thì trước hết hàng hóa phải thỏa mãn quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 về tài sản. Tiền ảo như đã phân tích thì chúng không thỏa mãn các yếu tố để trở thành tài sản, vì vậy, chúng không có khả năng trở thành hàng hóa theo quy định của luật Thương mại năm 2005.
Đối với các quy định về dịch vụ, luật Thương mại hay các luật khác hầu như không đưa ra một khái niệm cụ thể về dịch vụ là gì. Tuy nhiên, tại khoản 9 điều 3
44 Khoản 9, điều 3 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo (được sửa đôi, bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính Phủ).
luật Thương mại năm 2005 quy định: “Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”. Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng nêu ra rõ: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ”. Theo điều 514 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Như vậy, có thể hiểu dịch vụ là “công việc” được một bên cung ứng và bên còn lại muốn sử dụng dịch vụ phải trả tiền (hoặc tiền ảo) để tiếp cận được dịch vụ ấy. Do đó, tiền ảo cũng không thỏa mãn điều kiện để trở thành là dịch vụ theo quy định pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, tiền ảo dưới góc độ phương tiện thanh toán, ngoại hối theo pháp luật Việt Nam.
Tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính Phủ về thanh toán không dùng tiền
mặt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính Phủ). Nghị định này liệt kê ra các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
tại khoản 6 điều 4 bao gồm: “Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của ngân hàng nhà nước ”. Những phương tiện thanh toán không được liệt kê tại khoản 6 điều 4 nêu
trên là
phương tiện thanh toán không hợp pháp46. Dựa vào căn cứ trên, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp. Như vậy, việc sử dụng tiền ảo để thanh toán các giao
dịch là hành vi trái pháp luật và bị cấm ở Việt Nam.
Tiền ảo không phải là là ngoại hối ở Việt Nam. Theo căn cứ tại khoản 2 điều 6 luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và khoản 1 điều 4 pháp lệnh Ngoại hối năm 2013, ngoại hối bao gồm: “a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và
46 Khoiin 7 điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính Phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính Phủ.
khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợi, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; c) Các loại giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; d) Vàng thuộc sự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; đ) Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế”. Tiền ảo không nằm trong danh sách liệt kê các loại ngoại hối đang được chấp nhận nêu trên, vì vậy, tiền ảo không phải là ngoại hối.
Như vậy, cần khẳng định lại một lần nữa là tiền ảo không phải là tiền pháp định, phương thức thanh toán và ngoại hối theo quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
2.1.2. Quy định pháp luật liên quan tới các giao dịch tiền ảo
Để tìm hiểu các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về giao dịch đối với tiền ảo, tác giả tìm hiểu trên hai khía cạnh chính đó là hiệu lực của các giao dịch với tiền ảo theo pháp luật dân sự và các quy định của luật Giao dịch điện tử năm 2005 liên quan đến hoạt động giao dịch tiền ảo.
Thứ nhất, các quy định của pháp luật dân sự đối với giao dịch tiền ảo.
Trên lý thuyết thì một số giao dịch dân sự liên quan đến tiền ảo hoàn toàn không bị cấm, vẫn có hiệu lực nếu thỏa mãn các điều kiện của điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a, Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b, Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c, Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội;
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định ”.
nhân thỏa mãn điều kiện về năng lực pháp luật dân sự47, và năng lực hành vi dân sự48, đồng thời cũng thỏa mãn các yếu tố về ý chí khi tham gia, nội dung, mục đích tham gia không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội49 và thỏa mãn về mặt hình thức (cần lưu ý, ở thời điểm này pháp luật chưa có quy định về hình thức giao dịch dân sự liên quan đến tiền ảo nên không thể nói các giao dịch dân sự liên quan đến tiền ảo vi phạm về hình thức giao dịch dân sự) thì giao dịch dân sự ấy hoàn toàn có thể xác định được hiệu lực pháp lý. Tuy xác định được giá trị hiệu lực của giao dịch dân sự có liên quan đến tiền ảo nhưng trong việc quản lý, giải quyết các vụ việc dân sự lại đang có nhiều vướng mắc do tiền ảo chưa được xem xét là một loại tài sản. Về nguyên tắc, tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có luật áp dụng50. Luật cũng viện dẫn trong trường hợp chưa có luật áp dụng thì áp dụng tập quán pháp51 hoặc áp dụng tương tự pháp luật52. Tuy nhiên, thực tế hầu hết các tranh chấp muốn giải quyết thì tòa đều phải dựa trên cơ sở pháp luật quy định để tránh tình trạng không thống nhất và thiếu căn cứ. Vì pháp luật về quản lý tiền ảo còn nhiều bất cập, thiếu sót mà các tranh chấp như yêu cầu đòi chia tài sản thừa kế là tiền ảo53, yêu cầu bồi thường thiệt hại về tiền ảo54,... thường bị bác bỏ hoặc đang bị bỏ ngỏ, giải quyết trì trệ. Như vậy, để có thể giải quyết được những vấn đề nếu trên, yếu tố đầu tiên và cần thiết là ghi nhận tiền ảo là