Quy định pháp luật liên quan tới các giao dịchtiền ảo

Một phần của tài liệu 856 quản lý tiền ảo theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 47)

Để tìm hiểu các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về giao dịch đối với tiền ảo, tác giả tìm hiểu trên hai khía cạnh chính đó là hiệu lực của các giao dịch với tiền ảo theo pháp luật dân sự và các quy định của luật Giao dịch điện tử năm 2005 liên quan đến hoạt động giao dịch tiền ảo.

Thứ nhất, các quy định của pháp luật dân sự đối với giao dịch tiền ảo.

Trên lý thuyết thì một số giao dịch dân sự liên quan đến tiền ảo hoàn toàn không bị cấm, vẫn có hiệu lực nếu thỏa mãn các điều kiện của điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a, Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b, Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c, Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội;

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định ”.

nhân thỏa mãn điều kiện về năng lực pháp luật dân sự47, và năng lực hành vi dân sự48, đồng thời cũng thỏa mãn các yếu tố về ý chí khi tham gia, nội dung, mục đích tham gia không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội49 và thỏa mãn về mặt hình thức (cần lưu ý, ở thời điểm này pháp luật chưa có quy định về hình thức giao dịch dân sự liên quan đến tiền ảo nên không thể nói các giao dịch dân sự liên quan đến tiền ảo vi phạm về hình thức giao dịch dân sự) thì giao dịch dân sự ấy hoàn toàn có thể xác định được hiệu lực pháp lý. Tuy xác định được giá trị hiệu lực của giao dịch dân sự có liên quan đến tiền ảo nhưng trong việc quản lý, giải quyết các vụ việc dân sự lại đang có nhiều vướng mắc do tiền ảo chưa được xem xét là một loại tài sản. Về nguyên tắc, tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có luật áp dụng50. Luật cũng viện dẫn trong trường hợp chưa có luật áp dụng thì áp dụng tập quán pháp51 hoặc áp dụng tương tự pháp luật52. Tuy nhiên, thực tế hầu hết các tranh chấp muốn giải quyết thì tòa đều phải dựa trên cơ sở pháp luật quy định để tránh tình trạng không thống nhất và thiếu căn cứ. Vì pháp luật về quản lý tiền ảo còn nhiều bất cập, thiếu sót mà các tranh chấp như yêu cầu đòi chia tài sản thừa kế là tiền ảo53, yêu cầu bồi thường thiệt hại về tiền ảo54,... thường bị bác bỏ hoặc đang bị bỏ ngỏ, giải quyết trì trệ. Như vậy, để có thể giải quyết được những vấn đề nếu trên, yếu tố đầu tiên và cần thiết là ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản trong quy định pháp luật.

Thứ hai, các quy định của luật Giao dịch điện tử năm 2005 đối với các giao dịch liên quan đến tiền ảo.

Khái niệm về giao dịch điện tử được cụ thể hóa tại khoản 6 điều 4 luật Giao

47 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015: “1.Năng lực pháp luật dân sự của cá nhận là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. 2.Mọi người đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. 3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó mất đi”.

48 Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.

49 Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuyển mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”.

50 Khoản 2 điều 4 bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khoản 2 điều 14 Bộ luật Dân sự 2015.

51 Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015.

52 Điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2015.

53 Theo điều 612, Bộ luật Dân sự năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, đối tượng để thừa kế phải là tài sản.

54 Khoản 1 điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy, nếu có hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu tiền ảo của một cá nhân thì có cơ sở để xác định yêu cầu bồi thường thiệt hại hay không.

dịch điện tử năm 2005, theo đó “giao dịch điện tử là các giao dịch bằng phương tiện điện tử. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kĩ thuật số, từ tính, truyền dẫn không giây, quang học, điện tử, hoặc công nghệ tương tự”55. Như vậy, tiền ảo với bản chất giao dịch dựa trên trên nền tảng môi trường kỹ thuật số thì cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật Giao dịch điện tử năm 2005. Bên cạnh đó, luật cũng đề ra các hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử bao gồm:

“1. Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.

2. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu.

3. Thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.

4. Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử.

5. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

6. Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác ”56.

Căn cứ quy định nêu trên có thể thấy rằng, các giao dịch liên quan đến tiền ảo trên nền tảng môi trường kỹ thuật số vẫn chưa bị cấm xác lập với lý do các giao dịch này hiện chưa được liệt kê vào các hành vi bị cấm. Tuy nhiên với tính chất ẩn danh của các chủ thể trong quá trình giao dịch, quản lý giao dịch tiền ảo cũng là một thách thức lớn theo luật này. Luật Giao dịch điện tử quy định: “Người khởi tạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông điệp dữ liệu do mình khởi tạo”57. Nhưng vì ẩn danh chủ thể giao dịch nên việc xác định người gửi thông điệp dữ liệu là rất khó, tốn kém thời gian và không khả thi. Vì vậy, hiện tại luật Giao dịch tiền điện tử vẫn thả nổi các vấn đề này. Mặt khác, giả sử trong một vụ khởi kiện tranh chấp về tiền ảo, các chủ thể tham gia giao dịch được định danh (có thể do

55 Khoản 10 điều 4 luật Giao dịch điện tử năm 2015.

56 Điều 9 luật Giao dịch điện tử năm 2005.

nghĩa vụ của bên nguyên đơn cung cấp thông tin58 59) thì cơ quan có thẩm quyền vẫn rất khó để tiến hành giải quyết vì tiền ảo không được thừa nhận là một loại tài sản.

Trên cơ sở trên, tác giả cho rằng các giao dịch tiền ảo nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật Giao dịch điện tử năm 2005 nhưng luật chưa có một hướng dẫn cụ thể, đang thiếu một số quy định cần thiết cho việc điều chỉnh vấn đề này.

Một phần của tài liệu 856 quản lý tiền ảo theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w