Sử dụng tiền ảo trong đời sống thực tiễn

Một phần của tài liệu 856 quản lý tiền ảo theo pháp luật việt nam (Trang 57 - 59)

Bất chấp quy định pháp luật Việt Nam cấm sử dụng tiền ảo với mục đích làm phương tiện thanh toán, hiện nay hoạt động sử dụng Bitcoin hay các loại tiền ảo tương tự để thanh toán vẫn diễn ra trong đời sống, điển hình một số vụ việc nổi bật trong những năm qua như:

Thứ nhất, một số quán cà phê, nhà hàng chấp nhận cho phép khách hàng của mình sử dụng tiền ảo như một phương tiện thanh toán dịch vụ.

Trên thực tế, một số quán cà phê, nhà hàng đã cho phép sử dụng tiền ảo để làm phương tiện thanh toán. Điển hình là hoạt động của một quán cà phê tại Hà Nội cho phép thanh toán bằng Bitcoin. Thay vì mang theo ví, khách hàng tới Yolo coffee (32C Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội) chỉ cần thao tác vài click chuột đơn giản trên laptop, điện thoại kết nối internet hoặc máy tính bảng là đã có thể thanh toán thức uống yêu thích của mình84. Ở thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động sử dụng tiền ảo để thanh toán diễn ra sôi động hơn khi có rất nhiều cửa hàng, quán cà phê chấp nhận cho khách hàng thanh toán bằng tiền ảo. Đặc biệt, các cửa hàng này còn trang bị và đưa vào sử dụng các cây BTM, thường để ở những nơi khách nước ngoài có thể nhìn thấy. Các cây BTM cho phép người dùng sử dụng tiền thật để có thể mua được tiền ảo một cách dễ dàng. Hiện nay, có 8 cây BTM tất cả đều tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh85. Việc sử dụng tiền ảo cho mục đích thanh toán ở hầu hết các nhà hàng, quán cà phê nêu trên đều được khách hàng đánh giá là một phương tiện thanh toán tiện lợi và không tốn nhiều thời gian.

Thứ hai, thông tin về trường Đại học FPT cho phép sinh viên đóng tiền học phí bằng Bitcoin86:

Trường đại học FPT là trường đại học chuyên đào tạo về công nghệ thông tin với

hệ thống giáo dục hiện đại và chuyên nghiệp. Trong thời gian qua, trường đại học FPT

<

https://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/thi-truong/quan-ca-phe-dau-tien-tai-viet-nam-chap-nhan- tien-ao-bitcoin-a22949.html>, truy cập vào ngày 13/03/2021.

85 Valley Truong (2019), “Hiện có hơn 5000 cây ATM Bitcoin (BTM) trên toàn thế giới, Việt Nam có 8 BTM”, < https://vic.news/hien-tai-co-hon-5-000-mav-atm-bitcoin-btm-tren-toan-the-gioi-viet-nam-co-8- btm/>, truy cập vào ngày 16/03/2021.

86 Bích Hà (2017), “Trường đại học FPT chính thức lên tiếng về thông tin chấp nhận thu học phí bằng bitcoin ”, < https://cafef.vn/truong-dai-hoc-fpt-chinh-thuc-len-tieng-ve-thong-tin-chap-nhan-thu-hoc-phi- bang-bitcoin-20171028201511331.chn>, truy cập vào ngày 21/04/2021.

đã có tuyên bố bất ngờ về việc cho sinh viên đóng tiền học phí bằng Bitcoin trong bối

cảnh pháp luật Việt Nam về quản lý tiền ảo còn nhiều thiếu sót. Cụ thể, trong một thông báo trên mạng xã hội đưa ra vào tối 26/10/2017, Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch

HĐQT trường ĐH FPT cho biết trường này sẽ: “Chấp nhận cho sinh viên nộp học phí

bằng Bitcoin, trước mắt áp dụng cho sinh viên ngoại”87. Ngay sau tuyên bố này được

đăng lên, đã có nhiều ý kiến đồng tình nhưng bên cạnh đó cũng có những ý kiến phản

đối. Theo giải thích của ông Lê Trường Tùng, việc cho phép cho đóng học phí bằng Bitcoin sẽ giúp cho sinh viên ngoại quốc, đặc biệt là những sinh viên châu Phi, đến từ

Nigeria dễ dàng hơn trong việc nộp tiền học do tại vùng lãnh thổ và các quốc gia nay rất khó để tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi với báo chí, ông Lê Trường Tùng cũng khẳng định đóng học phí bằng Bitcoin chỉ là ý tưởng:

“Để thực hiện chính thức thì chưa thể, vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố về quy định pháp

lý và cần có hạ tầng công nghệ, hạ tầng kỹ thuật đủ mạnh để dùng bitcoin giao dịch như một giao dịch bình thường. Trong tương lai, chúng tôi sẽ triển khai phù hợp với những quy định pháp lý hiện nay ”88.

Như vậy, với sự phát triển của xã hội hiện nay, nhu cầu sử dụng đồng tiền ảo, đặc biệt là đồng Bitcoin là rất lớn và phổ biến. Tiền ảo đang ngày càng được đưa vào sử dụng trong đời sống như là một phương tiện thanh toán bất chấp các quy định nghiêm cấm của pháp luật. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc các quy định pháp luật về tiền ảo hiện nay chưa thật sự phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội nên hiệu quả áp dụng trong thực tế là không cao. Bên cạnh đó, khả năng quản lý đối với các hoạt động thanh toán bằng tiền ảo còn nhiều yếu kém, lơ là và thiếu trách nhiệm. Ngoài ra, tiền ảo được người dùng đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, dễ dàng và nhanh chóng trong thực hiện các giao dịch thanh toán, do vậy, nhu cầu sử dụng tiền ảo là rất lớn. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về những tác động của việc sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán và nhận thức về pháp luật liên quan đến tiền ảo còn hạn chế.

87 Anh Sa (2017), “Đại học FPT sẽ chấp nhận cho sinh viên đóng học phí bằng Bitcoin”, <

https://nguyenvanchuong.com/blog/2017/10/27/dai-hoc-fpt-se-chap-nhan-cho-sinh-vien-dong-hoc-phi- bang-bitcoin/>, truy cập vào ngày 21/04/2021.

88 Bích Hà (2017), “Trường đại học FPT chính thức lên tiếng về thông tin chấp nhận thu học phí bằng bitcoin ”, < https://cafef.vn/truong-dai-hoc-fpt-chinh-thuc-len-tieng-ve-thong-tin-chap-nhan-thu-hoc-phi- bang-bitcoin-20171028201511331.chn>, truy cập vào ngày 21/04/2021.

Tác giả cho rằng, để quản lý tốt hơn nữa hoạt động liên quan đến tiền ảo, Việt Nam đang rất cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý tiền ảo. Đây là cơ sở để điều hành, kiểm tra, kiểm soát cũng như bảo vệ quyền và lợi ích các bên tham gia giao dịch tiền ảo.

Một phần của tài liệu 856 quản lý tiền ảo theo pháp luật việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w