Quy định của pháp luật trong xử lý vi phạm liên quan đến tiền ảo

Một phần của tài liệu 856 quản lý tiền ảo theo pháp luật việt nam (Trang 50 - 55)

Tiền ảo là một phát minh ưu việt của con người với những tính chất đặc biệt như ẩn danh hay trao đổi ngang hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, rất nhiều đối tượng lợi dụng những tính chất này của tiền ảo để cố tình xâm phạm đến các mối quan hệ được nhà nước bảo vệ. Vì vậy, pháp luật Việt Nam đã có một số quy định xử lý đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tiền ảo.

Thứ nhất, các quy định của Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012.

Những năm gần đây, tội phạm rửa tiền là một trong những loại tội phạm gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam và các nước trên

thế giới. Với các hành vi của mình thì người thực hiện loại tội phạm này “chuyển hóa”

các loại tài sản phi pháp thành tài sản hợp pháp. Điều này đã và đang tác động xấu đến

trật tự an ninh xã hội, ổn định nền kinh tế, minh bạch trong hệ thống tài chính và cũng

là điều kiện cho các đối tượng thực hiện các loại tội phạm khác có liên quan. Do đó, luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 ra đời có vai trò cực kì quan trọng, tạo hành lang

pháp lý để bảo đảm sự ổn định cho kinh tế- xã hội đất nước.

Theo luật này, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: “a) hành vi quy định trong Bộ

luật hình sự; b) tổ chức cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp nguồn gốc tài sản do tội phạm mà có; c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tại sản đã biết rõ tại sản do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản ”65. Như vậy, với hành vi sử dụng tiền ảo để hợp pháp hóa tài sản có nguồn gốc do phạm tội mà có cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012. Bên cạnh đó, luật này cũng quy định các yêu cầu về thông tin nhận biết khách hàng65 66, hướng dẫn biện pháp xác nhận thông tin nhận biết khách hàng67, các giao dịch liên quan đến công nghệ mới68,... Điều này tạo nên sự chặt chẽ, tránh hiện tượng bỏ lọt tội phạm.

Từ phân tích trên, cần khẳng định rằng hành vi che giấu hay hoạt động sử dụng tiền ảo vào mục đích chuyển hóa tài sản do hành vi bất chính mà có thành tài sản “sạch” hoàn toàn bị pháp luật nghiêm cấm cho dù nước ta đã chấp nhận hay chưa chấp nhận loại tiền này.

Thứ hai, các quy định của luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc phải phòng, chống tham nhũng là việc cần làm và tất yếu, bởi lẽ để có thể xây dựng được một nhà nước vững mạnh, tồn tại lâu dài và có được lòng tin của nhân dân thì cần phải loại bỏ những “con sâu” đang đục khoét trong nền kinh tế - chính trị nước ta. Vì vậy trong những năm gần đây, phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ được Đảng và nhà nước ta đẩy mạnh và đạt được nhiều thành quả. Sự ra đời của luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019) là sự khẳng định cho sự tiếp thu, thay đổi để phù hợp với tình hình tội phạm tham nhũng trong thời kỳ mới.

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi69. Tại điều 22 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 có nêu

rõ: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc

gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình ”.

65 Khoản 1 điều 4 luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012.

66 Điều 9 luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012.

67 Điều 10 luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012.

68 Điều 15 luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012.

Theo đó, có thể thấy rằng việc nhận quà tặng là tiền ảo cũng có thể xem là hành vi “nhận quà tặng dưới mọi hình thức”. Như vậy, tiền ảo cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Tuy nhiên, tác giả cho rằng luật Phòng,

chống tham nhũng năm 2018 vẫn còn một số hạn chế như: tại khoản 3, điều 3 luật Phòng, chống tham nhũng 2018 xác định tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham

nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng. Như đã phân tích ở mục 2.1.1, tiền ảo không được xác định là tài sản vì vậy việc quy định chỉ có tài sản mới là đối tượng của

tham nhũng là chưa phù hợp. Tương tự, tại điều 35 luật này quy định về tài sản và thu

nhập phải kê khai cũng xác định đối tượng kê khai phải là tài sản. Vậy, các nguồn lợi bất chính ở dạng tiền ảo có phải được kê khai theo luật này không? Theo tác giả thì đây

là một thiếu sót rất lớn cần được khắc phục để tránh tình trạng lách luật, gây ảnh hưởng

xấu cho hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ ba, về các quy định trong xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tiền ảo.

Về xử lý hành chính, hành vi cá nhân, tổ chức sử dụng tiền ảo là phương tiện thanh toán được xem là bất hợp pháp ở nước ta (như đã phân tích ở mục 2.1.1). Do vậy, hành vi sử dụng tiền ảo là phương tiện thanh toán sẽ bị xử phạt về vi phạm quy định về hoạt động thanh toán theo điểm d khoản 6 điều 26 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp, người vi phạm bị phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu đồng70. Đồng thời, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung và các biện pháp khác phục hậu quả quy định tại khoản 9, 10 điều 26 nghị định này . Một số hành vi khác theo luật Phòng, chống rửa tiền cũng bị xử phạt theo quy định của nghị định này, ví dụ như: Vi phạm về quy định nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng quy định tại điều 8, điều 10 luật Phòng, rửa tiền năm 2012 sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng71; vi phạm quy định về hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa

70 Điểm d, khoản 6 điều 26 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

71 Điều 39 Nghi định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

tiền sẽ có mức phạt tối đa là 250 triệu đồng72, đồng thời xem xét áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như miễn chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát73.

Thứ tư, các chế tài hình sự trong xử lý tội phạm liên quan đến tiền ảo.

Xử lý tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi chung là Bộ luật Hình sự năm 2015). Trong đó, quy định các khung hình phạt với một số loại tội phạm liên quan đến tiền ảo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá một số quy định của Bộ luật Hình sự như sau:

Liên quan đến việc sử dụng tiền ảo là phương tiện thanh toán, do tiền ảo không được nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho nên việc phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là loại tội phạm xâm phạm đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (được quy định tại điểm h, khoản 1, điểu 206 Bộ luật Hình sự năm 2015). Khung hình phạt cao nhất của tội này là 20 năm tù nếu gây thiệt hại từ 3 tỉ đồng trở lên74 và có thể áp dụng các hình phạt bổ sung bao gồm: có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm75.

Với các hoạt động sử dụng tiền ảo với mục đích rửa tiền, tại điểm a, khoản 1, điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về một trong những hoạt động rửa tiền là: “Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có”. Nội hàm của quy định là rất rộng, bao quát phạm vi điều chỉnh bao gồm các giao dịch khác ngoài các giao dịch mà nhà nước đang quản lý. Như vậy, hoạt động giao dịch với tiền ảo nhằm mục đích che giấu nguồn tài sản bất hợp pháp cũng là biểu hiện của hoạt động rửa tiền. Cá nhân thực hiện tội phạm trong trường hợp này có thể nhận mức án cao nhất là 15 năm tù theo quy định tại khoản 3, điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 và có thể áp dụng hình phạt bổ sung quy định khoản 5, điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, vì tiền ảo chưa được chấp nhận là tiền hoặc

72 Khoản 3 điều 46 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

73 Khoản 4 điều 46 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

74 Khoản 4, điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

tài sản hợp pháp cho nên quy định này vẫn tạo ra kẽ hở, bỏ lọt tội phạm. Cụ thể: Với các hành vi chuyển hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thành ‘‘tiền sạch”, “ tài sản sạch” thì mới cấu thành tội phạm rửa tiền, còn trong trường hợp cá nhân chuyển hóa tiền ảo do phạm tội mà có (ví dụ như nhận hối lộ là tiền ảo) thành tiền thật thì không được xem là thực hiện tội phạm về tội này.

Liên quan đến hoạt động sử dụng tiền ảo với mục đích hoạt động khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

“Thành lập, tham gia tổ chức, tổ chức tài trợ khủng bố”76. Theo đó, cá nhân lợi dụng tiền ảo như một công cụ để tài trợ khủng bố chống chính quyền nhân dân cũng là đối tượng của quy định trên và có thể chịu khung hình phạt cao cao nhất với tội danh này là tử hình.

Hoạt động sử dụng tiền ảo với mục đích tài trợ khủng bố cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Hình sự 2015. Khoản 1 điều 300 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kì hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt từ 05 năm đến 10 năm”. Như vậy, với mọi cách thức tài trợ khủng bố đều là vi phạm pháp luật, nhưng cần chú ý ở đây nhà làm luật chỉ đề cập hai đối tượng của việc tài trợ khủng bố là tiền và tài sản. Dẫn đến hiện tượng, trong trường hợp cá nhân tài trợ khủng bố bằng tiền ảo sẽ không bị truy cứu về tội này vì tiền ảo chưa được thừa nhận là tiền hay tài sản.

Cuối cùng, đối với các trường hợp sử dụng tiền ảo với mục đích thực hiện các loại tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu. Mục đích chung của các đối tượng thực hiện loại tội phạm này là nhằm chiếm đoạt tài sản của bị hại. Tuy nhiên, theo tác giả, vì tiền ảo chưa được chấp nhận là một loại tài sản ở Việt Nam thì có thể xem đây là lỗ hổng để cho các đối tượng trên thực hiện tội phạm nhưng không chịu chế tài của pháp luật. Ví dụ như: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015 nhưng đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc lại với mục đích chiếm đoạt tiền ảo thì có nằm trong phạm vi điều chỉnh của điều luật này không? Cơ quan có thẩm quyền có đủ căn cứ để xét xử người thực hiện tội phạm về tội này? Tương tự đối với một số tội phạm khác như tội cưỡng đoạt tài sản77, tội

76 Điểm a, khoản 2, điều 113 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

chiếm giữ trái phép tài sản78,... nhưng mục đích hướng đến lại là tiền ảo thì rất khó để xử lý.

Từ những phân tích về phạm vi, thực trạng của một số quy định trong hệ thống

Một phần của tài liệu 856 quản lý tiền ảo theo pháp luật việt nam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w