Trong điều kiện sau khi đã hoàn thiện pháp luật đối với tiền ảo, cần huy động cả hệ thống các cơ quan nhà nước chung tay vào quản lý. Phân cấp trong quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để đảm bảo điều hành một cách thống nhất, phát huy sự sáng tạo, chủ động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tránh trường hợp chồng chéo, chối bỏ trách nhiệm.
Tiền ảo không phải là tiền pháp định, tuy nhiên thực tế chúng lại có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hoạt động tài chính - tiền tệ. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước là tổ chức có trách nhiệm quản lý đầu tiên để giảm thiểu các tác động tiêu cực mà đồng tiền này mang lại, cũng như nhằm điều tiết có hiệu quả hoạt động của dòng tiền. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong lĩnh vực liên quan đến các hoạt động môi giới, kinh doanh tiền ảo, xây dựng và phát triển công nghệ cao như Blockchain. Bên cạnh đó, khi tiền ảo được xem xét và công nhận là một loại tài sản đặc biệt thì Bộ Công thương cũng cần vào cuộc để phân tích, đánh giá, phân loại tiền ảo thỏa mãn điều kiện trở thành hàng hóa. Đối với việc quản lý các dự án ICO và các hoạt động trên các sàn giao dịch tiền ảo, Bộ Tài chính (trong đó có Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước) cần có sự kiểm tra, giám sát các hoạt động này, đặc biệt là các hoạt động chuyển tiền ảo thành tiền thật. Bộ Tài chính có trách nghiệm thường xuyên báo cáo về văn phòng Chính Phủ về các hoạt động này. Về hoạt động giải quyết các tranh chấp có liên quan đến tiền ảo, tòa án các cấp có nhiệm vụ tiếp nhận, thụ lý và tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết nhanh
nhất, tránh để tồn tọng, lề mề gây bức xúc trong nhân dân.
Như vậy, với tình chất khá phức tạp nên việc quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo cần sự phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước để có thể đạt được kết quả tốt nhất, không tạo khẽ hở cho những hoạt động tội phạm.