Những vấn đề lý luận về quản lý tiền ảo

Một phần của tài liệu 856 quản lý tiền ảo theo pháp luật việt nam (Trang 25)

1.2.1. Khái niệm quản lý tiền ảo

Quản lý tiền ảo là một định nghĩa rất mới mẻ với những nhà nghiên cứu và độc giả bởi chưa có một định nghĩa nào về quản lý tiền ảo được sử dụng và công bố. Trong pháp luật các nước đã có khung pháp lý về tiền ảo thì chỉ đưa ra khái niệm về tiền ảo và các quy phạm điều chỉnh mà không đề cập đến định nghĩa về quản lý tiền ảo. Mặc dù vậy, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về quản lý tiền ảo dưới góc độ lý luận như sau:

Với trường phái thống trị, tác giả Hard Koont định nghĩa: “Quản lý là xây dựng và duy trì một nơi tốt giúp con người hoàn thiện một hướng dẫn kết quả mục đích đang định”. Còn theo quan điểm của tác giả Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, công ty, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: plan, đơn vị, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. thống trị chính là thực *

20 Trần Hồng Phong (2013), “Nguy cơ rửa tiền từ tiền ảo ”,< https://nid.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/nguy-co- rua-tien-tu-tien-ao-20130530113424176.htm> , truy cập vào ngày 03/3/2021.

hiện kế hoạch, đơn vị, chỉ đạo điều chỉnh và làm chủ ấy”21. Như vậy, quản lý lại được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn giản quản lý là hoạt động tổ chức, điều khiển của một cá nhân, tổ chức đối với một đối tượng nhằm hướng đến một mục đích nhất định. Hoạt động quản lý có thể diễn ra trong phạm vi nhỏ như lớp học, gia đình hay rộng ra là quản lý quản lý nền kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng. Quản lý là hoạt động diễn ra một cách thường xuyên và liên tục trong đời sống, tùy vào đối tượng điều chỉnh mà chủ thể quản lý lại khác nhau. Quản lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng đến tất cả các mặt của đời sống để đảm bảo mọi đối tượng được điều chỉnh đúng hướng.

Với cách hiểu về quản lý như trên, quản lý tiền ảo được hiểu là hoạt động của nhà nước, thông qua các biện pháp tổ chức, giám sát, thực thi pháp luật và các biện pháp khác nhằm điều chỉnh các hoạt động liên quan đến vấn đề tiền ảo để đạt được các mục tiêu nhất định. Tùy vào từng quốc gia, từ thời kì, từng giai đoạn mà các mục tiêu lại khác nhau.

Từ định nghĩa trên, quản lý tiền ảo mang một số đặc điểm sau đây:

Chủ thể quản lý tiền ảo: Chủ thể quản lý tiền ảo là nhà nước. Bởi các vấn đề về

tiền ảo diễn ra trong phạm vi tương đối rộng lớn, trong nước hoặc thậm chí vượt ra khởi biên giới quốc gia, có tác động sâu rộng đến các lĩnh vực khác trong đời sống, vì

vậy, chỉ nhà nước là chủ thể có đủ tiềm lực và sức mạnh trong quản lý tiền ảo.

Khách thể trong quản lý tiền ảo là các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Các hoạt động này khá đa dạng, bao gồm hoạt động phát hành, sử dụng, trao đổi, mua bán, các hoạt động tội phạm liên quan đến tiền ảo,....

Mục đích trong quản lý tiền ảo: Mục đích quản lý tiền ảo nhằm đảm bảo sự phát triển của các hoạt động liên quan đến tiền ảo phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội.

Trong hoạt động quản lý tiền ảo, nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó pháp luật đóng vai trò quan trọng và là công cụ chủ yếu.

1.2.2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quản lý tiền ảoPháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành hoặc Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành hoặc

21 ATPMedia (2019), “Khái niệm quản lý là gì? Vì sao phải hiểu khái niệm quản lý”,

<

thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một mục đích nhất định. Pháp luật ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước và một nguyên lý cơ bản là không một nhà nước nào hoạt động hiệu quả mà không có sự tham gia pháp luật. Trong các khía cạnh của đời sống xã hội, pháp luật đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu. Đối với tiền ảo, quản lý bằng pháp luật cũng là một yếu tố cần thiết và tất yếu. Vậy, vì sao lại sử dụng pháp luật để quản lý tiền ảo? Để lý giải cho câu hỏi này, tác giả đưa ra giả thuyết sau đây:

Gỉa sử, tiền ảo không được nhà nước quản lý bởi bất kì một công cụ nào thì sẽ dẫn đến hiện tượng gia tăng các hoạt động tội phạm liên quan đến tiền ảo như tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố. Các loại tội phạm này xâm phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội. Việc sử dụng tiền ảo để thanh toán một các ồ ạt còn gây sức ép và ảnh hưởng nghiệm trọng an toàn của hệ thống tài chính tiền tệ. Điều này làm suy yếu một quốc gia. Phải quản lý tiền ảo là tất yếu, nhưng nếu quản lý tiền ảo bằng các quy tắc đạo đức, các tập quán thì cũng không khả thi. Bởi tiền ảo có phạm vi tác động tương đối rộng lớn, có thể trong nước hoặc thậm chí vượt ra khỏi biên giới. Do vậy, không một chuẩn mực đạo đức hay một tập quán nào đủ khả năng để điều chỉnh nó. Ưu việt và khả thi hơn các cộng cụ trên, pháp luật cho phép quản lý tiền ảo một cách thống nhất và toàn diện bởi chúng mang tính quyền lực nhà nước và đồng thời có tính hệ thống cao. Sử dụng pháp luật để điều chỉnh tiền ảo cho phép nhà nước tiếp cận và quản lý đồng tiền này một cách toàn diện, việc triển khai quản lý trên phạm vi vĩ mô không mất quá nhiều thời gian và chi phí, đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng. Việc quản lý tiền ảo bằng pháp luật còn là cơ sở để bảo đảm quyền vào lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ liên quan đến tiền ảo, trong đó có nhà nước. Như vậy, điều chỉnh bằng pháp luật là yếu tố cần thiết trong quản lý tiền ảo.

Vai trò của pháp luật là không thể phủ nhận, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng pháp luật để quản lý tiền ảo cần chú ý một số nội dung chính sau:

Thứ nhất, xác định chủ trương và phương hướng quản lý tiền ảo. Đây là nội dung đầu tiên khi tiếp cận để quản lý tiền ảo. Theo đó, tùy vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội mà các quốc gia có thể tiếp cận và lựa cho các quản lý khác nhau để đạt được hiểu quả cao nhất.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện pháp luật để quản lý tiền ảo trên mọi khía cạnh. Dù tiếp cận theo hướng cấm hay cho phép hoạt động của tiền ảo thì cũng phải xây dựng và hoàn thiện một khung pháp luật đối với tiền ảo nhằm đưa hoạt động liên quan đến tiền ảo vào khuôn khổ nhất định.

Thứ ba, phân cấp trong quản lý tiền ảo. Vai trò của các cấp chính quyền trong quản lý tiền ảo là không thể thiếu. Bộ phận này có tính chất quan trọng, đảm bảo thi hành và giám sát việc thực thi pháp luật về tiền ảo.

1.2.3. Quan điểm của các quốc gia trong việc điều chỉnh bằng pháp luật đối vớihoạt động quản lý tiền ảo hoạt động quản lý tiền ảo

Tiền ảo là một sản phẩm của sự sáng tạo kết hợp với các công nghệ tinh vi trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tiền ảo đang có những tác động sâu rộng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Có thể thấy rằng, tiền ảo đang dần thoát khỏi vỏ bọc ảo của mình để đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống con người như trong thanh toán, trong đầu tư,... Chúng ta không thể phủ nhận được những tác động của tiền ảo đối với thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng. Sớm hay muộn thì các quốc gia cũng phải đối diện với những vấn đề liên quan đến tiền ảo. Hiện nay đang có ba luồng quan điểm chính trong vấn đề quản lý tiền ảo là cấm sử dụng tiền ảo; một số nước thì chưa có quy định về tiền ảo; còn lại là các nước có quan điểm cởi mở, chấp nhận sử dụng tiền ảo trong một số lĩnh vực nhất định. Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả dẫn chiếu và phân tích quan điểm của một số quốc gia và khu vực trên thế giới về vấn đề quản lý tiền ảo.

1.2.3.1. Quản lý tiền ảo ở Liên minh châu Âu (EU)

Tính chất pháp lý của tiền ảo ở Liên minh châu Âu thể hiện qua một phán quyết Toà tư pháp của Liên minh châu Âu về vụ đánh thuế đối với hoạt động trao đổi giữa đồng tiền ảo Bitcoin với đồng tiền Krona của Thụy Điển. Trong phán quyết Tòa tư pháp của Liên minh châu Âu, khi trao đổi giữa đồng tiền ảo Bitcoin với đồng tiền Krona thì không phải đóng thuế. Qua phán quyết ấy cho thấy ít nhiều quan điểm xem tiền ảo là phương tiện thanh toán (ở góc độ thuế). Tính chất pháp lý tiền ảo được các nước trong liên minh cụ thể hóa trong quy định của luật pháp nước đó để dễ dàng trong việc quản lý. Ví dụ nước Đức quan điểm Bitcoin là công cụ tài chính ràng buộc về mặt pháp lý thuộc danh mục các tài khoản theo phần 1(11) của

Luật Ngân hàng của Đức năm 201422. Ở Ba Lan, cơ quan thống kê Trung ương (GUS) công nhận hoạt động kinh doanh và đào tiền ảo là một hoạt động kinh tế chính thức của nền kinh tế23.

Về khía cạnh quản lý hoạt động ICO ở Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay, các dự án ICO được Uỷ ban chứng khoán và thị trường của Liên minh châu Âu (ESMA) khuyến cáo là tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có các rủi ro về thông tin, tính minh bạch, lãi suất, rủi ro về độ tin cậy của các dự án ICO. Các nước là thành viên của Liên minh châu Âu cũng có những khuyến cáo các nhà đầu tư, điển hình như cơ quan giám sát tài chính Phần Lan (FSA) ban hành khuyến cáo về ICO/ITO tiềm ẩn các nguy cơ về gian lận, rủi ro thị trường, rủi ro công nghệ, rủi ro lãi suất. Tất cả các khuyến cáo nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư trước các dự án ICO này.

Vấn đề quản lý các hoạt động cung cấp các dịch vụ ví, dịch vụ chuyển đổi tiền ảo được Liên minh châu Âu khuyến khích các quốc gia thành viên tự xây dựng, vì trên thực tế, người được cấp phép thực hiện các hoạt động giao dịch và chuyển đổi chưa có nghĩa vụ phải báo cáo, cung cấp thông tin về giao dịch được nghi là rửa tiền. Vì vậy, EU đang lo ngại về các mặt tiêu cực của đồng tiền ảo mang lại như tội phạm rửa tiền và các tội phạm liên quan khác.

Hoạt động thu thuế đối với tiền ảo ở Liên minh châu Âu do các nước thành viên Liên minh châu Âu tự thực hiện và hiện đang không đánh thuế liên quan đến các hoạt động trao đổi giữa tiền pháp định với tiền ảo. Tuy nhiên, các khoản thu nhập sinh lời từ hoạt động liên quan đến tiền ảo có thể vẫn bị đánh thuế.

1.2.3.2. Quản lý tiền ảo ở Mỹ

Để tìm hiểu về tính chất pháp lý của tiền ảo ở Mỹ, tác giả xin dẫn dắt điều 102(23) của Luật mẫu về kinh doanh tiền ảo: “Tiền ảo (A) là một hình thức số biểu hiện giá trị; (i) được sử dụng như một phương tiện thanh toán, đơn vị kế toán, hoặc lưu trữ giá trị; và (ii) không phải là tiền pháp định, dù có hay không được trị giá bằng tiền pháp định; và (B) không bao gồm: (i) một giao dịch mà trong đó thương nhân trao, với tư cách một phần của chương trình khách hàng thân thiết hoặc

22 TS. Nguyễn Minh Oanh (2019), Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong bối cảnh hội nhập và phát triển, NXB Tư pháp, tr.212.

23 TS. Phan Chí Hiếu & TS. Nguyễn Thanh Tú (2019), Một số vấn đề pháp lý về tài mã hóa, tiền mã hóa,

chương trình tích điểm, giá trị mà không thể đổi ra tiền pháp định, khoản tín dụng ngân hàng, hoặc tiền ảo; hoặc (i) một hình thức số thể hiện giá trị do nhà pháp hành cấp hoặc cấp thay mặt nhà phát hành và chỉ được sử dụng tron một trò chơi trực tuyến (game online), chương trình game, hoặc một bộ các game do chính nhà phát hành bán hoặc được cấp trong cùng chương trình game”24. Như vậy, tính chất pháp lý của tiền ảo trong pháp luật của Mỹ được ghi nhận là một dạng biểu thị một phần các thuộc tính của tiền pháp định, chúng có thể dùng để thanh toán dịch vụ, hàng hóa hoặc trao đổi qua lại với tiền thật.

Đối với quản lý dự án ICO, Mỹ quy định khá chặt chẽ về phương thức tiến hành

ICO như: phải có sự chấp thuận của Uỷ Ban chứng khoán Mỹ (SEC), tuân thủ các quy

định của luật pháp Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế chưa từng có một dự án ICO nào ở Mỹ

được nước này cấp phép. Pháp luật Mỹ khá nghiêm ngặt trong quá trình đầu tư và huy

động vốn. Bản chất của các dự án ICO là phát hành các xu (token) để huy động vốn nhưng theo quan điểm của SEC thì các xu đó không phải là chứng khoán nên việc thực

hiện dự án ICO gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các chuyên gia Mỹ khuyến cáo không

nên đầu tư vào các dự án ICO tại thời điểm hiện tại để bảo đảm quyền lợi của bản thân

người đầu tư và không xâm hại đến các mối quan hệ pháp luật khác.

Vấn đề hoạt động kinh doanh tiền ảo được cụ thể trong Luật mẫu về kinh doanh tiền ảo. Doanh nghiệp khi muốn tham gia kinh doanh tiền ảo trước hết phải có giấy tờ, hồ sơ hợp lệ được sự chấp thuận của Uỷ ban chứng khoán (SEC). Mỹ yêu cầu các hoạt động cần được cấp phép như: trao đổi, chuyển nhượng, lưu trữ, quản trị tiền ảo; trong đó, quản trị tiền ảo là phát hành tiền ảo với quyền mua lại bằng tiền pháp định, tín dụng ngân hàng hoặc tiền ảo khác25. Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động kinh doanh tiền ảo thì cá nhân, pháp nhân phải thực hiện kí quỹ ở các bang. Luật cũng yêu cầu người được phép hoạt động kinh doanh tiền ảo phải cung cấp thông tin, có sổ sách kế toán rõ ràng, minh bạch đồng thời yêu cầu về số vốn và dự trữ nhất định. Các thông tin bắt buộc người được cấp phép hoạt động kinh doanh tiền ảo phải cung cấp bao gồm: phí, khoản thu, cách tính các khoản này nếu chưa

24 TS. Phan Chí Hiếu & TS. Nguyễn Thanh Tú (2019), Một số vấn đề pháp lý về tài mã hóa, tiền mã hóa,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr.84.

25 TS. Phan Chí Hiếu & TS. Nguyễn Thanh Tú (2019), Một số vấn đề pháp lý về tài mã hóa, tiền mã hóa,

được công bố trước, thời điểm thu, các bảo hiểm có liên quan, mô tả nghĩa vụ và quyền khắc phục lỗi của khách hàng26.

Cuối cùng là vấn đề quản lý thuế đối với hoạt động liên quan đến tiền ảo ở nước Mỹ. Với quan điểm coi tiền ảo là hàng hóa, Mỹ xây dựng cho mình những chính sách để quản lý thuế liên quan đối với hoạt động khai thác và các giao dịch tiền ảo trên lãnh thổ của mình. Trên cơ sở đó, với hoạt động khai thác, những người “đào” Bitcoin hay những loại tiền ảo tương tự sẽ phải kê khai hoạt động và thực hiện nghĩa vụ thuế. Những giao dịch liên quan đến Bitcoin cũng bị đánh thuế dựa trên các nguyên tắc quy đổi tiền ảo như các hàng hóa thông thường. Để thắt chặt luật thuế nhằm không tạo lỗ hổng, nước Mỹ cũng có những biện pháp cứng rắn

Một phần của tài liệu 856 quản lý tiền ảo theo pháp luật việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w