Pháp luật về thuế không chỉ được Việt Nam mà được tất cả quốc gia trên thế giới xây dựng trong hệ thống pháp luật của nước mình. Hiểu một các đơn thuần, thuế là một khoản tiền nhất định theo pháp luật về thuế quy định, theo đó, chủ thể có nghĩa vụ đóng khoản tiền đó cho ngân sách nhà nước. Mục đích lớn nhất của việc nộp thuế là chia sẻ một phần khoản thu nhập của cá nhân, tổ chức với đất nước, thể hiện trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đó với quốc gia họ đang sinh sống hoặc mang quốc tịch, góp phần để giúp nhà nước thực hiện các chứng năng vì cộng đồng, thúc đẩy công bằng xã hội. Với mục đích to lớn như vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng xây dựng cho mình những đạo luật thuế cơ bản, thiết thực để quản lý đất nước. Nhưng với sự phát triển không ngừng của các hoạt động liên quan đến tiền ảo như hiện nay, các quy định pháp luật thuế đã bám sát được vấn đề này được hay chưa? Liệu có diễn ra tình trạng bỏ ngỏ một khoản thuế lớn từ những hoạt động này? Để trả lời hai câu hỏi trên, tác giả đã đưa ra phân tích các quy định trong một
số luật thuế như sau:
Thứ nhất, về quy định của luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2013, 2014, và 2016 (sau đây gọi tắt là luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi, bổ sung). Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, đến tiêu dùng62. Khoản 3 của luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng chịu thuế gồm: Hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Theo cách hiểu của luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi, bổ sung thì thuế chỉ được tính trên phần tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Do đó, tiền ảo không phải là đối tượng nằm trong phạm vi của luật này vì tiền ảo không được thừa nhận là hàng hóa, dịch vụ (như đã phân tích ở mục 2.1.1). Hiện nay, thị trường liên quan đến tiền ảo ở nước ta đang rất sôi động và ngày càng mở rộng về quy mô. Nhưng do thiếu sót quy định về tiền ảo, đánh thuế giá trị gia tăng trên hoạt động liên quan tiền ảo chưa được đề cập đến và thiếu phương thức xử lý.
Thứ hai, cần đề cập đến những quy định của luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, được sửa đổi, bổ sung các năm 2012 và năm 2014 (sau đây gọi là luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung). Theo quy định của luật này, các loại thu nhập từ kinh doanh phải chịu thuế bao gồm: “Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật”63. Tiền ảo không thỏa mãn điều kiện để trở thành hàng hóa, dịch vụ (như đã phân tích ở phần 2.1.1) và cũng không được liệt kê trong mục khác của điều 3 luật Thuế thu nhập cá nhân, cho nên nó hiển nhiên không phải là đối tượng chịu thuế của luật này. Như vậy, với quy định của luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung thì thu nhập liên quan đến tiền ảo vẫn không phải chịu thuế.
Thứ ba, tác giả muốn đề cập đến luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2013 và 2014 (sau đây gọi là luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi, bổ sung). Tương tự các quy định của hai luật thuế nêu trên, luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi, bổ sung cũng hướng
62 Điều 2 luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, được sửa đổi, bổ sung các năm 2013, 2014, và 2016. 63 Khoản 1, điều 3 luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, được sửa đổi, bổ sung các năm 2012 và 2014.
đến thu thuế trên các đối tượng là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và một số hoạt động khác được liệt kê trong điều 3 luật này, trong đó cũng không nhắc đến đối tượng là các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Do vậy, vì chưa có quy định nên hoạt động liên quan đến tiền ảo cũng không chịu thuế theo luật này.
Tổng kết những phân tích nêu trên về luật thuế thì ta có thể thấy được nhiều tồn tại, bất cập trong vấn đề lý luận của luật thuế đối với quản lý tiền ảo.Việc không thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo đã tạo sự không công bằng trong các hoạt động kinh doanh, cũng như làm mất đi một khoản thuế lớn cho nhà nước. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân64, cho nên muốn thực hiện việc thu thuế đối với hoạt động liên quan đến tiền ảo thì nhà nước phải trao cho công dân, tổ chức những quyền liên quan như được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong tranh chấp liên quan đến tiền ảo, được quyền đăng ký thành lập, kinh doanh tiền ảo,...