nhà
nước ta vẫn chưa có cơ sở thu các loại thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo,
do đó dẫn đến hiện tượng mất công bằng trong môi trường kinh doanh và thất thu một
khoản thuế rất lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp công nhận tiền ảo là tài sản thì việc thu
thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo là cần thiết và hợp lý. Điều này hợp lý
vì khi công nhận tiền ảo là tài sản, nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm các quyền và lợi ích
của các chủ thể hoạt động liên quan đến tiền ảo với mục đích hợp pháp và ngược lại các chủ thể này phải có trách nhiệm với nhà nước thông qua việc nộp thuế. Nhưng với
một đối tượng còn khá mới mẻ, tiến tới thu thuế với tiền ảo cần phải thận trọng và cân
nhắc các điều kiện khác liên quan để làm sao không là rào cản đến sự phát triển của các
hoạt động liên quan đến tiền ảo, cũng như tạo sự ổn định, công bằng trong hoạt động thu thuế. Để có thể tiến tới thu thuế với hoạt động liên quan đến tiền ảo, Việt Nam cũng
cần tham khảo kinh nghiệm các quốc gia đi trước như Nhật Bản, Mỹ, các nước trong Liên minh Châu Âu về vấn đề này để hoàn thiện, đảm bảo sự hài hòa của ngành thuế.
Trên tinh thần đó, tác giả đề xuất như sau: Tiến tới thu thuế cần chú ý đến điều chỉnh,
bổ sung quy định đối với các loại thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập (thuế thu nhập
cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp) - đây là các loại thuế tác động cơ bản đến hoạt
động liên quan đến tiền ảo. Đối với loại thuế giá trị gia tăng, nhà nước nên cân nhắc để
mức thuế 0% trong trường hợp chuyển đổi tiền ảo thành tiền pháp định. Đối với các loại thuế thu nhập thì nhà nước nên có chính sách thu thuế tượng tự như các loại thu nhập khác. Việc làm này một mặt tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân và doanh nghiệp sáng tạo và phát triển, mặt khác không bỏ qua một nguồn thuế dồi dào cho nhà
nước. Bên cạnh đó, việc thu thuế còn là biện pháp để hạn chế các hành vi trái pháp luật
dựa vào đồng tiền ảo.