quản lý tiền ảo ở Việt Nam
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý tiền ảo phải đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam là một yêu cầu đặc biệt quan trọng, nhằm củng cố và nâng cao vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo sự ổn định, nhất quán, minh bạch và dễ hiểu trong hệ thống pháp luật. Để đảm bảo được yêu cầu trên, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý tiền ảo cần quan tâm đến tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống
nhất của các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực liên quan đến tiền ảo.
Đối với tính hợp hiến, việc ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tiền ảo phải có nội dung phù hợp, không đi ngược với nội dung và tinh thần của hiến pháp. Các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái với hiến pháp thì cần được sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ ra khỏi hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 cũng nhấn mạnh vào nhiệm vụ nâng cao quyền con người, quyền công dân, vì vậy, hoàn thiện pháp luật quản lý tiền ảo cũng cần đảm bảo nâng cao các quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền sở hữu liên quan đến tiền ảo.
Về tính hợp pháp, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực liên quan đến tiền ảo phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định. Điều 2 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, đây là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo hiệu lực, sự nhất quán trong áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.
Về tính thống nhất, cần chú ý xem xét tính logic của các điều luật ngay trong chính văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực liên quan đến tiền ảo và xem xét sự thống nhất về nội dung quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó với toàn bộ hệ thống pháp luật.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý tiền ảo phải đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Để pháp luật đạt được hiệu quả cao nhất trong thực tế áp dụng thì trước hết pháp luật phải đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở đó, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý tiền ảo thì cần quan tâm đến một số khía cạnh sau:
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, vì vậy, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tiền ảo tạo điều kiện để phát huy thế mạnh đi tắt đón đầu, tiếp thu công nghệ, áp dụng công nghệ cao vào thực tiễn xây dựng đất nước. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “(i) Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai
trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.(ii) Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. (iii) Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ”92. Bên cạnh đó, Nghị quyết 23-NQ/TW 2018 định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chủ trương: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo giữ vị trí then chốt, là khâu đột phá trong chính sách công nghiệp quốc gia; tận dụng hiệu quả lợi thế của nước đi sau trong công nghiệp hóa, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để có cách tiếp cận, đi tắt, đón đầu một cách hợp lý trong phát triển các ngành công nghiệp. Việc lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên phải khách quan, dựa trên các nguyên tắc, hệ thống tiêu chí rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn công nghiệp hóa của đất nước, phát huy tốt nhất lợi thế quốc gia”. Kết luận số 37-KL/TW ngày 17/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và “thí điểm các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả, nhất là trong những ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao”93. Trên tinh thần nhà nước khuyến khích việc tiếp thu và áp dụng có hiệu quả những nền tảng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất của đất nước, việc đi tắt đón đầu những công nghệ tiên tiến của thế giới hoàn toàn được cổ vũ và chấp nhận. Điều này tạo bước nhảy vọt cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kì kinh tế tri thức.
Trong điều kiện kinh tế mở, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý tiền ảo đảm bảo môi trường thuận lợi, minh bạch nhằm thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Điều này “Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm
92Điều 62, Hiến pháp năm 2013.
93 TS. Phan Chí Hiếu & TS. Nguyễn Thanh Tú (2019), Một số vấn đề pháp lý về tài mã hóa, tiền mã hóa,
soát có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan”94.
Kinh tế - xã hội luôn luôn vận động nên đòi hỏi pháp luật về quản lý tiền ảo phải có tính dự báo lâu dài. Tiền ảo là một sản phẩm của công nghệ, do vậy, sự vận động khách quan của nền kinh tế, trong đó có sự phát triển của khoa học công nghệ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi của tiền ảo trong tương lại. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến tiền ảo trong các lĩnh vực khác nhau mà chưa được quản lý cũng đang làm mất ổn định an ninh xã hội. Do vậy, pháp luật để quản lý tiền ảo phải có tính dự báo lâu dài là điều hết sức cần thiết để tạo sự ổn định trong tương lai. Để thực hiện được điều này, nhà nước cần tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong vấn đề quản lý tiền ảo, thận trọng, không vội vàng, đi sâu nghiên cứu hơn nữa về tiền ảo. Xây dựng các quy phạm pháp luật có tính chất bao quát, loại trừ, có khả năng áp dụng trong các trường hợp mới có thể xảy ra.
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý tiền ảo cần đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa các chủ thể trong mối quan hệ liên quan đến tiền ảo.
Một trong những mục đích của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý
tiền ảo là phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của các chủ thể tham gia các mối quan hệ liên quan đến đối tượng này. Các mối quan hệ liên quan đến tiền ảo rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên có thể xác định được hai mối quan hệ chủ yếu bao gồm:
Mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng tiền ảo. Trong mối quan hệ này, nhà nước phải đảm bảo và nâng cao vai trò quản lý của mình đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Bên cạnh đó, nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân trong các lĩnh vực liên quan đến tiền ảo. Ngược lại, đối với người sử dụng tiền ảo thì “quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”95, theo đó, khi được nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì công dân phải thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và toàn xã hội.
Mối quan hệ giữa người sử dụng tiền ảo với nhau. Trong mối quan hệ này, phải đảm bảo địa vị pháp lý của các bên tham gia là như nhau, không thiên vị, không ưu ái cho bất kì ai. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận: (i) Mọi
94 Quyết định số 1255/QĐ-TTg phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
người đều bình đẳng trước pháp luật; (ii) không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là cơ sở để tạo nên sự minh bạch và nghiêm minh của pháp luật, là biểu hiện của một nhà nước pháp quyền.
Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý tiền ảo tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình xây dựng đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình mang tính khách quan và tất yếu. Hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích và sự phồn vinh của chính dân tộc mình. Để tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý tiền ảo cần đảm bảo sự hài hòa giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đây là cơ sở để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan đến tiền ảo, đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế. Ngoài ra, có thể áp dụng các công nghệ liên quan đến tiền ảo như hợp đồng thông minh (smart contract) trong thương mại quốc tế để xóa bỏ những rào cản về địa lý trong giao kết hợp đồng. Để có thể đảm bảo được yêu cầu trên, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý tiền ảo đòi hỏi phải nghiên cứu pháp luật các quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời, phải tăng cường tham gia kí kết các điều ước quốc tế điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến tiền ảo, tạo nên sự đồng bộ trong quản lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh.