Đối với các bộ/ban/ngành liên quan

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 88)

• Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng chuỗi sản xuất bền vững, liên kết ( từ người nông dân, nhà khoa học, người quản lý tới thu mua, doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp xuất nhập khẩu) nhằm tăng giá trị cho mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc đoàn kết nông dân, người quản lý thu mua, doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu hiện nay là việc làm rất quan trọng, nó giúp giải quyết tình trạng dư thừa một số mặt hàng truyền thống hay những mặt hàng không phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ có định hướng phát triển vào các mặt hàng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế cao, tạo ra cơ sở phát triển bền vững cho ngành nông sản Việt Nam cũng như giảm thiểu giá thành sản xuất đảm bảo lợi ích phù hợp giữa các bên thúc đẩy ngành phát triển.

- Không dừng lại ở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất chế biến , an toàn lao động, vệ sinh môi trường... kết hợp với việc hướng dẫn cho các cơ sở chế biến trên cả nước thực hiện những tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật với mặt hàng nông sản để có thể nhận được các chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.

• Bộ Công Thương

- Tăng cường biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại hiện đang có nguy cơ leo thang trở lại, đặc biệt do ảnh hưởng của việc Mỹ hiện nay đang tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại và trừng phạt gian lận thương mại để kiểm soát nguy cơ gia tăng nhập khẩu do hàng hóa xuất khẩu dư thừa và nhằm bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Mỹ. Thương vụ của Việt Nam ở Mỹ, đại sứ quán nên đưa ra các phân tích, đánh giá

theo định kỳ về thị trường tiêu thụ cũng như các tiềm năng của ngành nông sản của Mỹ, từ đó đưa ra các cơ hội, phân tích hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu, tham gia môi trường kinh doanh ngành nông sản tại Mỹ.

-Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phòng tránh các rào cản kỹ thuật do các nước áp dụng đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Do đặc thù của hàng nông sản so với các mặt hàng khác, các biện pháp kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe con người, quyền lợi người tiêu dùng. Ở các nước đang phát triển hiện nay các biện pháp này vẫn chưa được sử dụng đồng bộ, vẫn còn những hạn chế trong cách xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn này do đó cần hoàn thiện hệ thống quy chuẩn này phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để tránh những rủi ro không đáng có khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam.

• Các Tổ chức - Hiệp hội thương mại.

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cần có những chính sách hỗ trợ nghiên cứu thi trường, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Mỹ. Cần phải có những báo cáo, phân tích định kỳ về những thay đổi của thị trường tiêu dùng Mỹ, ngoài ra cần có những tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt pháp lý cũng như giải thích và hướng dẫn các chính sách, luật, quy định mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải chấp hành khi tham gia kinh doanh ở thị trường Mỹ.

Tổ chức các buổi hội chợ, triển lãm nhằm xúc tiến thương mại, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể quảng bá các sản phẩm của mình, đưa các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng thế giới cũng như người tiêu dùng Mỹ. Đây cũng là hình thức giúp các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế của Việt Nam có thể đánh giá được sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng từ đó thay đổi, cải tiến các sản phẩm của mình sao cho phù hợp.

Đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật cho các sản phẩm hoa tươi, rau, thủy sản, ... đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến cá da trơn của Việt Nam khi bán vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam khi mới thâm nhập vào thị trường Mỹ cũng cần sự hỗ trợ từ các hiệp hội trong khâu ký kết hợp

đồng và đàm phán, thỏa thuận những lợi ích, những nghĩa vụ khi kinh doanh ở thị trường Mỹ để tránh những hiểu lầm không đáng có dẫn đến tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w