Phân tích điểm mạnh (S)

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 69)

Thứ nhất, thuận lợi về khí hậu giúp các sản phẩm của ngành nông sản nước ta

phong phú và đa dạng. Khí hậu nước ta được chia làm hai vùng rõ rệt với hai mùa khô và mưa tạo nên bức tranh ngành hàng nông sản phong phú đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia. Lý do dẫn đến điều này là do miền Bắc nước ta có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông thường ít mưa và có nhiệt độ thấp, phù hợp một số loại cây trồng như: bắp cải, su hào, súp lơ, khoai tây, cà rốt,... những loại rau củ này là những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất ở thị trường Mỹ.

Thứ hai, lợi thế về điều kiện tự nhiên và lực lượng lao động giúp cho nông sản

Việt Nam có sức cạnh tranh hơn ở thị trường thế giới. Nước ta có lợi thế thiên nhiên ưu đãi với diện tích trồng trọt được mở rộng và tăng lên không ngừng qua các năm, làm cho sản lượng nông sản tăng, dần chiếm lĩnh các thị trường trên thế giới. Từ chỗ không đủ để phục vụ cho nhu cầu trong nước, đến nay các sản phẩm nông sản của Việt Nam đã đứng vị trí nhất nhì thế giới về khối lượng xuất khẩu. Bên cạnh đó, lực lượng tham gia vào sản xuất nông nghiệp của nước ta cao, chiếm hơn 70% người trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp. Cùng với tiền lương công nhân giá rẻ, trung bình lương công nhân của một số nước như Thái Lan, Indonesia thường gấp 2 -3 lần lương công nhân ở Việt Nam; chi phí sản xuất của các mặt hàng nông sản Việt Nam cũng được liệt kê vào một trong số những nước thấp nhất ở Đông Nam Á, do vậy nông sản của nước ta có sức cạnh tranh rất lớn về giá cả khi thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Thứ ba, các chính sách về sản xuất, xuất khẩu nông sản ngày càng được chú trọng

và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Chính phủ, các cơ quan ban ngành của Việt Nam cũng đang dần hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nuôi trồng, doanh nghiệp chế biến sản xuất và các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu để tạo ra chuỗi cung ứng cho các mặt hàng nông sản Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, Bộ Nông nghiệp cũng như các bộ, ban, ngành liên quan đã xây dựng quy trình sản xuất đối với nông sản Việt Nam sao cho phù hợp nhất với các tiêu chuẩn kỹ thuật được đặt ra với mặt hàng nông sản khi kinh doanh tại Mỹ để nông sản Việt Nam ngày một cạnh tranh hơn khi tham gia vào thị trường Mỹ.

Thứ tư, chất lượng nông sản của Việt Nam đang dần được cải thiện hơn. So với

trước kia, ngày nay người nông dân và các doanh nghiệp đã có sự đầu tư hơn trước đây trong khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quá trình sản xuất nhằm tăng chất lượng cho các sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp chế biến đã nhận được các nhận về tiêu chuẩn chất lượng như HACCP, Global GAP, ISO,... đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thế giới cũng như vào thị trường Mỹ.

Thứ năm, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ đang ngày càng được cải thiện

hướng đến những thỏa thuận lâu dài. Bên cạnh đó, sự kiện thượng đỉnh Mỹ - Triều được tổ chức tại Việt Nam đã giúp nông sản Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ biết đến nhiều hơn, tin tưởng hơn trong tiêu dùng của mình. Một số loại quả chủ lực của Việt Nam như xoài, thanh long, nhãn,... cũng đã và đang hoàn thành các cơ sở pháp lý để xuất khẩu trực tiếp vào các kênh phân phối lớn ở thị trường Mỹ, đây là bước tiến quan trọng của nông sản Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 69)

w