KINH NGHIỆM THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA NGÀNH

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38)

1.3.1: Kinh nghiệm của ngành nông sản Thái Lan

1.3.1.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng vào xuất khẩu

Thái Lan là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, vốn là một nước nông nghiệp truyền thống, có diện tích canh tác khoảng 19,62 triệu ha, gấp hơn 2,5 lần so với Việt Nam. Dân số Thái Lan ( 2018) là 66,19 triệu người, bình quân đất canh tác trên đầu người gấp 4 lần so với Việt Nam, hiện nay Thái Lan là một nước công nghiệp phát triển trong khu vực, có mức thu nhập bình quân đầu người gấp khoảng 10 lần so với Việt Nam. Trong đó, bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan đã thực hiện chính sách “ hướng vào xuất khẩu”, trong đó các thị trường ASEAN, Mỹ, Nhật, EU là những thị trường chính của Thái Lan. Sự phát triển vượt bậc dó nhờ vào chính sách đổi mới của Thái Lan, trên quan điểm coi nông nghiệp, nông thôn là xương sống của đất nước, Chính phủ Thái Lan đã chấp nhận những biện pháp đặc biệt để giải quyết tình hình tụt hậu của đất nước, trong kế hoạch 5 năm ( 1977 - 1981), Chính phủ khuyến khích phát triển chiến lược công nghiệp hóa, nông

thôn, thực hiện chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế hướng vào sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Do vậy, tiềm năng trong nông nghiệp được khai thác và phát huy triệt để, sản xuất phát triển nhanh chóng, trong một thời gian ngắn đến những năm đầu thập kỷ 80, Thái Lan đã là một nước xuất khẩu gạo, sắn, cao su, mía, đường thuộc vào những nước hàng đầu thế giới, cơ cấu kinh tế chuyển biến rõ rệt.

Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách vừa khuyến khích nông dân phát triển sản xuất vừa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nhiều khu công nghiệp chế biến nông sản được trang bị công nghệ hiện đại, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, mở rộng thị trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan đã có sự chuyển biến mạnh trong 10 năm, cụ thể năng 2007, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan đạt 153 tỷ USD và đạt 215 tỷ USD vào năm 2017. Sự thành công trong chiến lược xuất khẩu nông sản phải kể đến sự đóng góp to lớn của phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, vì thế nông sản Thái Lan có sức cạnh tranh cao và khá ổn định.

1.3.1.2. Tạo cơ chế, chính sách thông thoáng hỗ trợ cho nông nghiệp sản xuất,

xuất khẩu nông sản hàng hóa

Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các biện pháp quản lý vĩ mô như Chính phủ đã ra chủ trương thực hiện cơ chế thị trường với mọi loại sản phẩm hàng hóa, song vẫn cứ chú trọng đầu tư hỗ trợ cho nông nghiệp như cố gắng ổn định giá vật tư, cho vay vốn ưu đãi lãi suất thấp, ví dụ năm 2000 cho nông dân vay 1,5 tỷ USD để phát triển sản xuất và Chính phủ cho rằng đó là những khoản đầu tư then chốt để chuyển dịch cơ cấu theo định hướng phát triển. Từ những vấn đề trên, cho thấy vai trò của chính sách rất quan trọng đối với việc tạo lập những ngành hàng, sản phẩm mũi nhọn và tăng sức cạnh tranh trên thương trường.

Về sản xuất lúa gạo: Thái Lan là nước có tiềm năng sản xuất lúa tương tự nước ta, song kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan vượt xa so với Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 50-60% kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của Thái Lan là:

Ngoài yếu tố thuận lợi về thị trường tiêu thụ, Thái Lan rất nỗ lực trong việc đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, đảm bảo điều kiện vận tải, kỹ thuật đóng gói hiện đại và đặc biệt thỏa mãn được các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng của từng thị trường đặt ra.

Chính phủ Thái Lan còn đưa ra những biện pháp khuyến khích xuất khẩu gạo như: bỏ chế độ hạn ngạch, không thu thuế xuất khẩu, nhà xuất khẩu chỉ phải nộp thuế lợi tức nếu có; tạo tín dụng thuận lợi cho các nhà kinh doanh được vay ngân hàng với lãi xuất ưu đãi; khi cần thiết được Chính phủ hỗ trợ xuất khẩu, định hướng thị trường chủ yếu, can thiệp để ký những hợp đồng lớn,... với những chính sách hỗ trợ cần thiết cho các ngành xuất khẩu nông sản, Thái Lan đã nâng cao được khả năng cạnh tranh và vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

1.3.2. Kinh nghiệm của ngành nông sản Trung Quốc

1.3.2.1. Xác định việc nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu là tiêu điểm

xây dựng các chính sách.

Trên cơ sở nhận định về các xu hướng phát triển của nền nông nghiệp thế giới, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào việc nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu gần như trở thành vấn đề trung tâm trong chính sách và chiến lược phát triển nền nông nghiệp Trung Quốc. Đầu tiên là triệt để khai thác tác động của các xu hướng phát triển của nền nông nghiệp thế giới để phục vụ cho việc nâng cao giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu của Trung Quốc. Các xu hướng này chi phối việc xây dựng chính sách, chương trình và kế hoạch nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu. Đây là những xu hướng được Trung Quốc cân nhắc và sử dụng làm tiêu điểm để điều chỉnh các chính sách hiện có và xây dựng các chính sách mới. Các chính sách này gồm có: Cải tạo kỹ thuật đối với nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện đại; liên kết nhiều ngành để cùng phát triển nông nghiệp.

1.3.2.2. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế

biến nông sản.

Xác định rõ để đạt được mục tiêu đề ra, chỉ có con đường duy nhất là đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp bằng cách:

Giữ vững lợi thế của mình với loại lúa siêu hạng, bông kháng bệnh biến đổi gen, và phát triển thêm các loại giống mới; thứ hai, phát triển công nghệ then chốt trong việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh nông nghiệp, chế biến nông sản, và nâng cao môi trường sinh thái; thứ ba, tự mình sản xuất các thiết bị nông nghiệp thiết yếu, như vậy sẽ ít phụ thuộc hơn vào nhập khẩu; thứ tư, Trung Quốc sẽ nâng cao năng lực trong việc nghiên cứu công nghệ cao cho nông nghiệp và công nghệ ứng dụng cho công nghiệp, theo kiểu cải tiến và quốc tế hoá công nghệ hiện đại của thế giới; thứ năm, Trung Quốc sẽ khuyến khích, ủng hộ các viện và các trường đại học nông nghiệp hợp tác với các trung tâm nghiên cứu theo hướng cạnh tranh toàn cầu. .

Có thể nói, các xu hướng phát triển của nền nông nghiệp thế giới xoay quanh việc làm tăng giá trị hàng nông sản kể cả hàng nông sản xuất khẩu trên cơ sở ứng dụng các kết quả nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học, công nghệ. Chiến lược phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp Trung Quốc được xác định dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học - kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hiện đại làm trụ cột; chuyển nông nghiệp truyền thống thành nông nghiệp hiện đại hóa, từng bước giảm tỷ trọng dân số trong nông nghiệp, tận dụng tối đa đất khai thác và các nguồn lực khác, nâng cao sức lao động và giá trị sản phẩm, xây dựng hệ thống kỹ thuật sản xuất hiện đại hóa.

1.3.2.3. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu có sự thay đổi qua từng giai đoạn, phù hợp với

tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.

Các biện pháp chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu là giảm dần mức độ kiểm soát hoạt động xuất khẩu, tạo động lực khuyến khích đối với xuất khẩu thông qua các biện pháp điều chỉnh tỷ giá, ban hàng chế độ giữ lại ngoại tệ, thiết lập chế độ tỷ giá kép, áp dụng chế độ khoán hợp đồng ngoại thương và một loạt các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu khác, kể cả việc sử dụng ngân sách nhà nước để bù lỗ xuất khẩu. Những biện pháp được áp dụng không nhằm mục đích tạo ra sự thiên vị vượt trội đối với hoạt động xuất khẩu, mà chủ yếu nhằm triệt tiêu bớt thiên hướng chống lại xuất khẩu do mức bảo hộ cao đối với sản xuất trong nước và tình trạng đồng nội tệ được định giá cao tạo ra. Đối với Trung Quốc, cải cách cục bộ, có tính thử nghiệm là nhằm hướng tới sự cải thiện chứ không phải hoàn thiện. Vì cậy, các biện pháp chính sách được thực hiện theo phương châm từ dễ đến khó,

vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sai đâu sửa đấy, từng biện pháp cụ thể được đưa ra tùy thuộc vào những vấn đề phát sinh trên thực tế và kết quả thực hiện các biện pháp cải cách trước đó.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho ngành nông sản Việt Nam

Một là, cần xác định đúng vị trí đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp, lấy

nông nghiệp làm nền tảng khởi đầu để phát triển công nghiệp. Tập trung mọi nỗ lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng nông sản đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hướng về xuất khẩu đạt sản lượng ổn định với giá trị hàng nông sản đạt cao hơn.

Hai là, dựng chiến lược phát triển nông nghiệp hướng về xuất khẩu dựa trên các

lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực và thế giới, từ đó tập trung đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật cho sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu.

Ba là, cần xây dựng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết một loạt các vấn đề có liên quan đến sản xuất, chế biến, xuất khẩu... và kèm theo đó là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mặt hàng nông sản, tăng

cường đổi mới hệ thống tiếp thị phát triển các khâu từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu, coi trọng chữ tín để tạo lập thị trường mới. Đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực được xem như là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản.

Năm là, phối hợp đồng bộ các hệ thống chính sách như chính sách giá, thuế, chính

sách xuất khẩu,... và giải pháp để phát triển sản xuất nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ nhất định, đặc biệt đối với nông sản xuất khẩu các nước đều có chính sách bảo hộ và các chương trình hỗ trợ đặc biệt, để tạo dựng ngành hàng xuất khẩu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương này đã nêu tóm tắt về khái niệm môi trường kinh doanh quốc tế, các lực lượng và nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh quốc tế của một doanh nghiệp cũng như các khái niệm của ngành nông sản.

Đồng thời phân tích đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến ngành nông sản. Trong chương này cũng tập trung vào phân tích các tiêu chí đánh giá, đưa ra kinh nghiệm của một vài nước lân cận trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngành nông sản để làm cơ sở cho việc đánh giá sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ở Mỹ cũng như ngoài thế giới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ở THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAMVÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

2.1.1. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam

2.1.1.1. Khái quát về nông sản Việt Nam

Nông sản là ngành hàng sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây, với số lượng lao động chiếm khoảng 42% tổng lực lượng lao động, điều kiện thiên nhiên thuận lợi, kết hợp với khoa học công nghệ ngày một được cải tiến, ngành nông sản Việt Nam đang có những chuyển biến về tăng trưởng và khẳng định giá trị trên thị trường quốc tế. Hoạt động xuất khẩu nông sản không chỉ làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng công ăn việc làm cho người dân, mà còn đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nước ta vẫn phải nhập khẩu khá nhiều sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm từ nước ngoài, tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp chỉ chiếm 16% tổng GDP cả nước do ngành nông sản nước ta chưa có định hướng phù hợp, công nghệ kỹ thuật của chúng ta còn kém hơn so với các nước trong khu vực.

Đặc điểm của ngành

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 2 mùa nắng mưa rõ rệt cùng với ¼ diện tích là đồng bằng phì nhiêu, đây là điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt các cây nông sản, bên cạnh đó nước ta còn sở hữu đường bờ biển dài với nguồn tài nguyên phong phú như thủy-hải sản, khoáng sản,...Sản phẩm nông sản của Việt Nam thường đạt chất lượng cao, dồi dào, phong phú về chủng loại tuy nhiên do còn hạn chế trong quá trình bảo quản và chế biến nên chất lượng hàng hóa xuất khẩu thường rất thấp so với giá trị ban đầu. Đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu các mặt hàng thô hoặc sơ chế đơn giản với giá trị tăng thêm không cao, không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật dẫn đến giảm giá trị của các mặt hàng nông sản, không tạo được vị thế, chỗ đứng khi tham gia kinh doanh ở thị trường quốc tế.

Thủy sảnđó ngành hàng nông nghiệp Việt Nam được chia thành 2 mùa vụ chính: vụ chiêm và vụĐặc thù của hàng nông sản là chịu sự tác động của thời tiết, khí hậu, địa hình,... từ6870,7 7225 7765,5 mùa. Khi đến thời điểm thu hoạch, nguồn cung ra thị trường của hàng nông sản rất lớn và phong phú cả về số lượng và chất lượng dẫn đến dư thừa nguồn cung, người sản xuất chưa có những công cụ chế biến, bảo quản phù hợp, phải bán ra số lượng nhiều với khoảng thời gian ngắn làm cho giá thành của nông sản giảm đi rất nhiều. Ngược lại, khi qua thời kỳ thu hoạch, do kỹ thuật bảo quản chế biến nguyên liệu thô kém nên hàng nông sản thường bị giảm chất lượng so với thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng nông sản trên thế giới thường ít biến động đột ngột, người tiêu dùng luôn muốn sử dụng các sản phẩm chất lượng vì nông sản là nguồn thức ăn chủ yếu của con người, nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của họ, do vậy giá bán của nông sản Việt Nam thường có giá trị không cao thậm chí là thấp hơn so với các quốc gia lân cận khi bán ra thị trường quốc tế. Bên cạnh yếu tố về cung cầu, hàng hóa nông sản còn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ,... những năm thời tiết không ủng hộ, thường xuyên xảy ra bão, lụt hoặc hạn hán dẫn đến mất mùa, chất lượng hàng kém làm cho nguồn hàng khan hiếm, giảm sự cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài.

Bên cạnh các yếu tố tự nhiên, trình độ của người lao động về sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế. Cùng với việc không có sự tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nên vẫn còn tình trạng nuôi trồng theo đại trà, không theo quy hoạch, sản phẩm khi thu hoạch không đạt được chất lượng, thông số tiêu chuẩn kỹ thuật. Quá trình nuôi trồng các sản phẩm nông sản không có sự kiểm tra, giám sát, khắc phục sâu bệnh, sản phẩm cuối cùng không có đầy đủ nhãn mác, xuất xứ để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa.

Các sản phẩm chủ lực của nông sản Việt Nam:

Theo Bộ NN&PTNT (2019), “các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam bao gồm: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ,...việc chú trọng phát triển, tăng giá trị xuất khẩu cho các mặt hàng này là vấn đề quan trọng và cấp thiết cho ngành nông sản.” Trên thế giới hiện chưa có số liệu chính xác về mặt hàng chủ lực đối với mỗi nước, điều này tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có, điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc điểm thị trường quốc gia đó.[11]

Bảng 2.1: Sản lượng nuôi trồng theo cơ cấu ngành của nông sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w