Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

Khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ phải chịu sự tác động của môi trường KDQT. Tác động của môi trường KDQT có cả mặt tích cực và tiêu cực, mang lại những cơ hội và đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều thách thức.

1.1.3.1. Tác động tích cực

- Tham gia môi trường KDQT giúp các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của họ về trao đổi sản phẩm, về vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến. - Hoạt động KDQT được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp hoạt động KDQT tăng thu ngoại tệ để tăng nguồn vốn dự trữ, đẩy mạnh việc đầu tư trong nước.

- Hoạt động KDQT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chủ động vào sự phân công lao động quốc tế và sự trao đổi mậu dịch quốc tế. Đồng thời, tham gia vào thị trường thế giới còn giúp cho doanh nghiệp khai thác triệt để các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt tối ưu cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, thúc đẩy việc khai thác các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, thu hút vốn đầu tư bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

- Mở rộng các hoạt động KDQT, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học và chuyển giao công nghệ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tại các nước có nền kinh tế kém phát triển vươn ra thị trường thế giới vì khi tham gia vào MTKDQT đã tạo ra cơ hội cho những nước này cải tiến lại cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đồng thời tạo cơ hội cho việc phân phối các nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn lực bên ngoài vào việc phát triển các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế quốc dân một cách có hiệu quả, khắc phục tình trạng thiếu các nguồn lực cho sự phát triển của đất nước như vốn, trình độ công nghệ.

- Thông qua hoạt động KDQT, phân công lao động quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài được đẩy mạnh, đảm bảo đầu vào và đầu ra

cho các doanh nghiệp trong nước một cách ổn định và phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Mặt khác, chỉ có thông qua các lĩnh vực hoạt động của KDQT, các doanh nghiệp có thể tiếp thu kiến thức marketing, mở rộng thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm đảm bảo cho hàng hóa của doanh nghiệp đứng vững trên thị trường nước ngoài.

1.1.3.1. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực mà môi trường KDQT đem lại cho các doanh nghiệp thì cũng cần kể đến những tác động tiêu cực này đã gây ra những rủi ro khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp KDQT.

- Các doanh nghiệp KDQT dễ bị tổn thất nặng nề về cả người và của khi gặp phải các thảm họa tự nhiên như: động đất, sóng thần, núi lửa, bão, lũ lụt, hạn hán,... Điều đáng lo ngại là những thảm họa thiên nhiên trên thế giới có xu hướng gia tăng cả về vụ việc lẫn mức độ thiệt hại về người và của.

- Các doanh nghiệp KDQT sẽ rất dễ làm ăn thua lỗ khi gặp phải các rủi ro về tỷ giá hối đoái và rủi ro về lãi suất vì các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt chiều hướng biến động của tỷ giá hối đoái cũng như lãi suất bên ngoài quốc gia mình. Điều này dễ hiểu bởi hoạt động thanh toán, di chuyển vốn, lợi nhuận trong KDQT liên quan đến việc chuyển đổi từ đồng tiền quốc gia này sang đồng tiền quốc gia khác, khi đó giá trị của các đồng tiền di chuyển sẽ phải chịu rủi ro từ những biến động bất thường của tỷ giá hối đoái. Mặt khác, các doanh nghiệp KDQT không thể tránh khỏi việc phải dựa vào các nguồn tài trợ bên ngoài. Những thay đổi ngoài tầm kiểm soát về lãi suất khi sử dụng khoản tín dụng quốc tế sẽ phải đối mặt với những biến động về chi phí vay vốn. - Doanh thu bán hàng sẽ giảm và chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi các doanh nghiệp KDQT gặp phải rủi ro về giá cả hàng hóa. Biến động giá cả của các mặt hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng và chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

- Mất quan hệ với khách hàng dẫn đến khách hàng đòi hủy hợp đồng, gây rối loạn tổ chức làm cản trở việc ra quyết định quản lý, thậm chí đưa doanh nghiệp vào tình trạng bất

lợi gây ra những tổn thất, thiệt hại nghiêm trọng. Nguyên nhân là do trình độ quản trị của lãnh đạo doanh nghiệp còn yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu công việc khi doanh nghiệp tham gia vào môi trường KDQT.

- Khủng hoảng về nhân sự, chảy máu chất xám, người lao động đình công, nổi loạn phá hoại nhà máy, làm hỏng sản phẩm,... khi doanh nghiệp không có chế độ đãi ngộ hợp lý, chế độ tăng lương, không giữ được cán bộ kinh doanh giỏi cho doanh nghiệp mình.

1.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ NGÀNH NÔNG SẢN 1.2.1. Khái quát về ngành nông sản

Theo Tổ chức nông lương thế giới (FAO), “nông sản, sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp là bất kỳ sản phẩm hay hàng hóa nào, dù là thô hay đã qua chế biến được trao đổi trên thị trường cho mục đích tiêu dùng của con người hay thức ăn cho động vật”.

Nông sản là những sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp, Những công việc liên quan đến nông nghiệp đó là: trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản,... tương ứng với những công việc đó, những sản phẩm nông sản đó là: lúa, ngô, khoai, rau, đậu, bò, gà, lợn, cá, tôm,... [25]

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia xuất khẩu hàng nông sản, nhưng các nước đang phát triển là những nước xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu. Tuy nhiên hàng nông sản được xuất khẩu từ các nước này chủ yếu là các mặt hàng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế nên có giá trị xuất khẩu chưa cao. Những nước không có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là những nước chính nhập khẩu hàng nông sản. Đây có thể là các nước chậm phát triển, đang phát triển hoặc phát triển. Tuy nhiên nhu cầu của mỗi nước đối với hàng nông sản rất khác nhau. Thông thường các nước chậm phát triển và đang phát triển có nhu cầu nhập khẩu một số lượng lớn sản phẩm lương thực. Những sản phẩm này có yêu cầu về chất lượng không cao, giá rẻ và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giá cả sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng của người dân tại các nước này. Ngược lại, tại các nước phát triển, người tiêu dùng chỉ chấp nhận sản phẩm có chất lượng cao mặc dù giá đắt. Thị trường nhập khẩu hàng nông sản đã và đang bị thu hẹp lại. Hiện tại các nước phát triển có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên các

nước này đã và đang thực hiện một cách phổ biến và sâu rộng chế độ trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp ở mức độ cao, bảo hộ thị trường nông sản nội địa dưới nhiều hình thức.

1.2.2. Đặc điểm của các mặt hàng nông sản

1.2.2.1. Nông sản chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên

Đất đai, khí hậu thời tiết, địa hình nguồn nước... hay nói một cách cụ thể hơn là các điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng. Từ đó tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng, giá cả, nguồn hàng nông nghiệp cho xuất khẩu. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì năng suất và chất lượng sẽ cao, ngược lại, nếu thời tiết không thuận lợi thì năng suất và chất lượng nông sản đều giảm và giá cao.

1.2.2.2. Nông sản mang tính thời vụ

Việc sản xuất thu hoạch nông sản thường được tiến hành theo mùa vụ rõ ràng, cụ thể với từng loại cây và từng khu vực nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thời tiết ở nơi sản xuất. Năng suất, chất lượng, giá cả của nông sản có sự biến động tùy thuộc vào từng mùa vụ. Vào chính vụ sản lượng lớn, chất lượng đồng đều, phong phú về chủng loại, giá rẻ. Trái vụ hoặc thời tiết không thuận lợi thì sản lượng thấp, chất lượng không đồng đều, giá cao.

1.2.2.3. Nông sản mang tính phân tán

Mỗi loại cây khác nhau phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau. Do đó sẽ trồng và phát triển ở những vùng khác nhau như: chè phù hợp trồng ở vùng núi phía Bắc, cà phê phù hợp với các vùng đất ở Tây Nguyên, Đắc Lắc, Đắc Nông, gạo được trồng ở các vùng đồng bằng, trung du (đồng bằng bắc bộ, đồng bằng sông cửu long) Nông sản phân tán ở các vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân, nhưng sức tiêu thụ lại tập trung ở thành phố và các khu công nghiệp. Phương thức lưu thông hàng nông sản là phân tán -tập trung, nông thôn-thành thị. Vì vậy việc bố trí thu mua, chế biến, vận chuyển phải phù hợp với các đặc điểm nói trên.

1.2.2.4. Các mặt hàng nông sản có tính tươi sống

Dễ bị hỏng, kém chất lượng. Hơn nữa chủng loại, số lượng, chất lượng cũng rất khác nhau. Vì vậy khi thu mua cần đặc biệt lưu phân lý loại, chế biến bảo quản, vận chuyển, có phương thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm của từng loại. Thu mua nhanh

chóng, kịp thời tránh hao tổn. Giá cả hàng nông sản xuất khẩu phụ thuộc vào chất lượng. chất lượng hàng nông sản không những phụ thuộc vào khâu sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản chế biến. Vì vậy các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến việc chế biến và bảo quản nông sản.

1.2.2.5. Nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người

Chất lượng hàng nông sản tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nên yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt coi trọng và được quy định chặt chẽ trong quá trình sản xuất chế biến, bảo quản. Ngày nay chất lượng trở thành công cụ cạnh tranh khá hiệu quả và để xâm nhập vào các thị trường khó tính thì đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết mà thị trường nhập khẩu đặt ra.

1.2.2.6. Nông sản rất phong phú và đa dạng về chủng loại và chất lượng

Mỗi loại hàng khác nhau thì có điều kiện sinh trưởng, phát triển khác nhau, thu mua chế biến theo cách riêng, vì vậy chất lượng không đồng đều. Ngay trong mỗi mặt hàng thì chất cũng đã được quy định rất nhiều loại khác nhau. Thói quen tiêu dùng và sự đánh giá trên về cùng một mặt hàng trên thị trường thế giới cũng rất khác nhau. VD: Đối với mặt hàng gạo hiện nay được chia làm 6 loại chính. Thị trường Châu Âu quen tiêu dùng gạo ngon, hạt dài. Thị trường Châu Á lại quen tiêu dùng loại gạo chất lượng trung bình hạt dài. Thị trường Châu Phi quen tiêu dùng gạo hấp (luộc sơ) có chất lượng không cao và không được chấp nhận ở các thị trường còn lại. Thị trường Trung Đông quen tiêu dùng gạo thơm. Thị trường Lào quen tiêu dùng gạo nếp...

1.2.3. Vai trò của ngành nông sản đối với nền kinh tế

1.2.3.1. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực

phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.

Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.

1.2.3.2. Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị

Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường...

Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản. trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.

1.2.3.3. Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản

phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.

1.2.3.4. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị.Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

1.2.3.5. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh ... làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng. vì

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w