Bài học kinh nghiệm cho ngành nôngsản Việt Nam

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 44)

Một là, cần xác định đúng vị trí đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp, lấy

nông nghiệp làm nền tảng khởi đầu để phát triển công nghiệp. Tập trung mọi nỗ lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng nông sản đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hướng về xuất khẩu đạt sản lượng ổn định với giá trị hàng nông sản đạt cao hơn.

Hai là, dựng chiến lược phát triển nông nghiệp hướng về xuất khẩu dựa trên các

lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực và thế giới, từ đó tập trung đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật cho sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu.

Ba là, cần xây dựng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết một loạt các vấn đề có liên quan đến sản xuất, chế biến, xuất khẩu... và kèm theo đó là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mặt hàng nông sản, tăng

cường đổi mới hệ thống tiếp thị phát triển các khâu từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu, coi trọng chữ tín để tạo lập thị trường mới. Đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực được xem như là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản.

Năm là, phối hợp đồng bộ các hệ thống chính sách như chính sách giá, thuế, chính

sách xuất khẩu,... và giải pháp để phát triển sản xuất nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ nhất định, đặc biệt đối với nông sản xuất khẩu các nước đều có chính sách bảo hộ và các chương trình hỗ trợ đặc biệt, để tạo dựng ngành hàng xuất khẩu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương này đã nêu tóm tắt về khái niệm môi trường kinh doanh quốc tế, các lực lượng và nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh quốc tế của một doanh nghiệp cũng như các khái niệm của ngành nông sản.

Đồng thời phân tích đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến ngành nông sản. Trong chương này cũng tập trung vào phân tích các tiêu chí đánh giá, đưa ra kinh nghiệm của một vài nước lân cận trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngành nông sản để làm cơ sở cho việc đánh giá sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ở Mỹ cũng như ngoài thế giới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ở THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w