Các rào cản xuấtkhẩu nôngsản vào thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 68)

2.2.2.1. Hàng rào kỹ thuật thương mại.

• Quy định về tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP.

GMP là tiêu chuẩn được áp dụng trong sản xuất với các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất, là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Theo đó, GMP sẽ đưa ra các tiêu chuẩn về nhân sự, nhà

xưởng, các thiết bị máy móc, quá trình bảo quản, phân phối,... để đảm bảo chắc chắn sản phẩm đạt chất lượng, an toàn theo đúng những tiêu chuẩn đặt ra đối với hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn sản phẩm của mình đạt được cả hai tiêu chuẩn này khi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ cần phải chú ý xây dựng và thực hiện ngay từ những bước đầu tiên cho đến khi kết thúc dây chuyền sản xuất sản phẩm của mình.

Quy định về kiểm tra chất lượng thực phẩm (HACCP)

HACCP hay còn gọi là hệ thống phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới hạn được ghi chú trong Mục 123 - Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ, được ban hành vào tháng 12/1995 và được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) áp dụng từ tháng 12/1997 bắt buộc đối với thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và thực phẩm chế biến, thức ăn khi nhập khẩu từ nước ngoài vào Mỹ. “Đây là hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích các nguy cơ gây hại và thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với các mặt hàng thực phẩm vào Mỹ. HACCP bao gồm 7 nguyên tắc với trình tự 12 bước được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu đến khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khỏe con người. Tại Việt Nam hiện nay, các cơ sở chế biến mặt hàng nông sản muốn xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ phải quan tâm xây dựng hệ thống HACCP tại cơ sở của mình và sau đó phải đăng ký kiểm tra để được cấp chứng nhận của Trung tâm kiểm tra Chất lượng và An toàn vệ sinh - cơ quan nhà nước của Việt Nam được FDA ủy quyền kiểm tra và chứng nhận nếu đạt yêu cầu HACCP.” [6]

Quy định về nhãn hiệu hàng hóa.

Pháp luật Mỹ quy định: “các nhãn hiệu hàng hóa phải đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ, đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Mỹ hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Hàng hóa mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ.” Theo Mục 101 - Điều 21 CFR - Luật liên bang Mỹ quy định:

iiThdng tin ghi trên nhãn hàng: Luật quy định rằng các thông tin ghi trên nhãn

mua và sử dụng thông thường. Neu nhãn có ghi bằng tiếng nước ngoài thì trên nhãn đó vẫn phải ghi cả bằng tiếng Anh tất cả các thông tin theo quy định và tên nước xuất xứ.”

“Thông tin về dinh dưỡng: Nhãn hàng thực phẩm phải có thông tin về dinh dưỡng

nhằm giúp cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khỏe của mình. Luật đã quy định rất cụ thể và đầy đủ các thông tin cần có trên nhãn hàng. Đối với một số sản phẩm hay nhóm sản phẩm đặc biệt còn có thêm các quy định riêng. Các quy định về ghi thành phần dinh dưỡng đã được sửa đổi bổ sung đầy đủ hơn vào năm 1993. Những điều khoản và yêu cầu mới đó có hiệu lực từ 8/5/1994.” (Luật liên bang Mỹ) [6]

• Quy định về phụ gia thực phẩm và phẩm màu thực phẩm

Các phụ gia về thực phẩm phải được kiểm duyệt trước khi đưa ra thị trường bằng cách các nhà xuất khẩu phải nộp đơn xin phê duyệt với các bằng chứng thuyết phục rằng chất phụ gia đó có tác dụng thực sự như dự kiến cho FDA.Trừ những trường hợp được phép đặc biệt, tất cả các loại phẩm màu phải được FDA kiểm tra và chứng nhận trước khi đưa vào chế biến thực phẩm. Việc chứng nhận chất phẩm màu do một cơ quan nước ngoài tiến hành không được chấp nhận thay thế cho chứng nhận của FDA.

2.2.2.2. Thuế quan.

Sản phẩm nông sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ gồm hai loại: sản phẩm chưa qua chế biến và đã quan chế biến. Hầu hết những mặt hàng nông sản chưa qua chế biến đều được hưởng mức thuế suất MFN (thuế suất ưu đãi tối huệ quốc) trong khoảng 0-1%. Mức thuế suất cao chủ yếu được áp cho các mặt hàng đã qua chế biến để tăng giá trị gia tăng. Tuy nhiên theo thông tin số liệu thống kê, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam hầu hết đều xuất khẩu những mặt hàng có mức thuế 0% nên thuế quan nhập khẩu không phải là một rào cản lớn với các sản phẩm nông sản Việt Nam xuất sang Mỹ.

2.2.2.3. Luật chống bán phá giá

Bán phá giá là một hình thức phân biệt giá quốc tế, theo đó hàng được bán ở một nước với giá thấp hơn giá của hàng tương tự tại thị trường xuất khẩu. Tại Mỹ hành động được coi là bán phá giá hàng hóa xảy ra khi hàng hóa từ nước xuất khẩu là nguyên nhân hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất cho ngành nông sản Mỹ đặc biệt là thủy sản được xác định khi giá hàng hóa nhập khẩu được bán ra:

- Thấp hơn giá hiện đang thịnh hành ở thị trường nước xuất khẩu - Thấp hơn giá cần thiết để thu hồi chi phí sản xuất

Khi một mặt hàng của một quốc gia được xác định là bán phá giá thì sẽ phải chịu mức thuế suất cộng vào với mức thuế nhập khẩu là thuế chống bán phá giá. Trong thời gian gần đây, Mỹ thường áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng thủy sản có giá cạnh tranh nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,... nhằm mục tiêu bảo hộ ngành sản xuất trong nước và điều này không những đi ngược lại quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ mà còn vi phạm những quy định về tự do thương mại của WTO.

2.2.2.4. Một số bộ luật với các quy định khác có liên quan.

Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA)

Đây là đạo luật về an toàn thực phẩm của Mỹ được ký vào năm 2011, nó đưa ra những yêu cầu với mặt hàng thực phẩm để quốc gia này có thể giám sát tốt hơn thực phẩm của Mỹ được sản xuất ở nước ngoài và thực phẩm có nguy cơ gây hại thông qua việc chuyển từ việc ứng phó với rủi ro sang cơ chế giám sát quản lý rủi ro do doanh nghiệp tự thiết lập, song song đó là yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký cơ sở sản xuất và đăng ký người đại diện tại Mỹ. Một nội dung quan trọng của FSMA đó là yêu cầu các nhà nhập khẩu tại Mỹ phải lập các chương trình để xác nhận tất các chuyến hàng nhập khẩu vào nước này là an toàn. Còn với doanh nghiệp xuất khẩu cứ 2 năm một lần phải đăng ký cơ sở sản xuất và người đại diện lại để được cấp mã số kinh doanh mới.

Luật An ninh y tế và sẵn sàng đối phó với khủng bố sinh học

Luật này được ban hành năm 2002 đưa ra nhằm ngăn chặn mối đe dọa về khủng bố sinh học đến nguồn cung cấp thực phẩm cho Mỹ. Theo đó, luật cho phép FDA và Hải quan cửa khẩu (CBP) có thể cấm nhập khẩu, gửi trả lại hàng hoặc loại bỏ mọi chuyến hàng không đăng kí theo quy định và không tuân thủ những điều khoản của bộ luật.

Luật nông trại (Farm Bill 2008)

Ngày 4/2/2014, Thượng viện Mỹ đã thông qua Luật nông trại 2008: “với ngân sách trợ cấp cho các nông trại lên đến gần 1.000 tỷ USD. Trong dự luật này có điều khoản chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ FDA sang Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Điều này đồng nghĩa với việc quản lý nhập khẩu thủy sản cá tra sẽ được giám sát gắt gao từ vùng

nuôi, mật độ, môi trường và cả an sinh xã hội của nước xuất khẩu tương đương với nước nhập khẩu là Mỹ.” [6]

2.3. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ Ở THỊ TRƯỜNG MỸCỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w