Phân tích cơ hội (O)

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71 - 72)

Thứ nhất, Mỹ là thị trường tiềm năng không chỉ với mặt hàng nông sản mà với cả

nhiều mặt hàng khác. Do Mỹ là quốc gia đông dân số, với nhiều tầng lớp khác nhau, lao động của Mỹ ở ngành nông nghiệp chỉ chiếm 2% trong tổng số lao động. Với thu nhập bình quân đầu người khoảng 57.000 USD, Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn đối với mặt hàng nông sản không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng cũng như chủng loại. phương châm kinh doanh thương mại của Mỹ là “ tiền nào của nấy”. Dân Mỹ có mức sống rất đa loại, nên có hệ thống cửa hàng cho người có thu nhập cao, cửa hàng cho người có thu nhập thấp. Chính vì vậy, hàng nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, đa loại từ nhiều nước khác nhau phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau.

Thứ hai, người Mỹ không còn xa lạ với hàng hóa từ vùng nhiệt đới, trong đó có

Việt Nam. Tuy nhiên, với hàng nông sản châu Á, rất nhiều hàng hóa từ Thái Lan, Trung Quốc, Ản Độ... đang chiếm lĩnh thị trường này. Nay ảnh hưởng từ cuộc gặp gỡ thượng đỉnh, chắc chắn hàng hóa từ VN chiếm được cảm tình sâu sắc với người Mỹ hơn. Rất nhiều cửa để DN tìm đến với mục đích mở rộng thị trường, đưa hàng sang Mỹ và các thị trường liên quan. DN cần nhanh nhạy hơn, tháo vát hơn và quan trọng là chú trọng chất lượng sản phẩm đều hơn để giữ uy tín. Người Mỹ không cần hàng giá rẻ, cần giá cả hợp lý và quan trọng nhất là chất lượng tốt, ổn định.

Thứ ba, một số mặt hàng nông sản Việt Nam đang dần gỡ bỏ được các chính sách trừng phạt của Mỹ. Các mặt hàng thủy sản: tôm, cá tra, cá basa và một số loại quả của Việt Nam đã chính thức vượt qua được các hàng rào kỹ thuật của Mỹ để xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mỹ như: xoài, thanh long,... tạo ra được những thương hiệu riêng, có sức cạnh tranh ở thị trường Mỹ.

Thứ tư, vấn đề sản xuất, xuất khẩu nông sản áp dụng công nghệ cũng như phù hợp

với nhu cầu tiêu dùng của nước ta hiện đang được chú trọng cao. Chính phủ, các hiệp hội nông sản, các tổ chức thương mại Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến vấn đề xúc tiến thương mại và tạo ra nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản Việt Nam ở Mỹ. Không chỉ vậy Nhà nước còn đầu tư tích cực vào việc nghiên cứu, xây dựng các hàng rào kỹ thuật, đào tạo, hướng dẫn người nông dân cũng như các doanh nghiệp chế biến sao cho các sản phẩm nông sản của nước ta khi xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như đạt được giá trị cao.

Thứ năm, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ và chưa có dấu hiệu hạ

nhiệt, Mỹ ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với các mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay Mỹ đã áp thuế lên tới 25% các mặt hàng đến từ Trung Quốc thay vì 10% như trước đây dẫn đến giảm đi một lượng hàng nông sản đáng kể trên thị trường Mỹ và tăng giá thành các sản phẩm của Trung Quốc. Nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ không hề có sự thay đổi phụ thuộc vào cuộc chiến tranh thương mại này, vì vậy các sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ trước đây của Trung Quốc đã được thay thế bằng các sản phẩm tương tự, đây là cơ hội cho các sản phẩm có xuất xứ Việt Nam do nền nông nghiệp nước ta có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, vị trí địa lý giữa Mỹ và Trung Quốc so với Mỹ và Việt Nam không có sự chênh lệch nhiều.

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71 - 72)

w