Phân tích thách thức (T)

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 72 - 76)

Mặc dù đã có nhiều cơ hội mở ra đối với nông sản Việt Nam, tuy nhiên để hoạt động tốt trong môi trường kinh doanh quốc tế cũng như thị trường Mỹ, nông sản nước ta còn tồn tại không ít những hạn chế, khó khăn:

Thứ nhất, dù đã có cải thiện về mặt chất lượng hàng hóa tuy nhiên chất lượng

đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật của thị trường khó tính như thị trường Mỹ. Quy hoạch trong sản xuất, trồng trọt, khai thác nông sản còn yếu kém, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn chưa khoa học, chưa tập trung và còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát là chính. Chưa xây dựng được những vùng sản xuất chuyên cho xuất khẩu, chưa có các doanh nghiệp lớn đủ điều kiện và tiềm năng để đầu tư cho cả quá trình từ gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch với quy mô diện rộng. Chính vì những lý do này đã khiến cho hoạt động xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua và đảm bảo các đơn hàng với số lượng và giá trị lớn.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng và công nghệ trong chế biến, bảo quản kém, tuy đã được

đầu tư nhưng cơ sở hạ tầng trong chế biến và bảo quản hàng nông sản của Việt Nam còn nhiều yếu kém khiến cho nông sản Việt Nam bị sụt giảm về mặt chất lượng cũng như giá trị khi xuất khẩu. Do tình trạng thiếu công nghệ, kỹ thuật trong khâu chế biến và chất lượng các sản phẩm đầu vào chưa cao, nhiều sản phẩm nông sản chế biến còn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của khu vực cũng như thế giới đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nông sản. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo phục vụ đắc lực cho sản xuất hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là giao thông và thủy lợi khiến cho việc sản xuất, vận chuyển cũng như xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, doanh nghiệp Việt nam còn thiếu thông tin thị trường, các hoạt động xúc

tiến thương mại chưa được đẩy mạnh. thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công khi thâm nhập vào một thị trường, tuy nhiên các yếu tố này của Việt Nam lại đang rất yếu kém và hiện đang là vấn đề nổi cộm mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt. Các công cụ và biện pháp thu thập, phân tích số liệu, thông tin về thị trường của Việt Nam còn lạc hậu, nhiều bất cập, chưa được chú trọng và phát triển. Mặt khác, nhà nước cũng chưa có các biện pháp hỗ trợ thông tin thị trường cần thiết cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn đang phải tự tìm hiểu, thu thập và đánh giá các thông tin liên quan đến thị trường khi muốn xâm nhập vào thị trường đó, dẫn đến các thông tin thường phiến diện và không hiệu quả. Hơn nữa, các biện pháp,

chính sách cho các hoạt động marketing đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu cũng chưa được đầu tư.

Thứ tư, việc tiếp cận hệ thống kênh phân phối, hàng nông sản của Việt Nam đã

được xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ tuy nhiên mới dừng lại ở việc xuất khẩu cho các công ty thương mại. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có các văn phòng đại diện hoặc các đại lý, chi nhánh trực tiếp tại thị trường Mỹ. Chính điều này đã hạn chế đi khả năng cạnh tranh tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường của nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt cán bộ, kỹ sư trong ngành nông nghiệp là rất đáng báo động. Đa phần người tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp là những người nông dân, họ là những người chưa qua trường lớp đào tạo về các kỹ thuật trồng trọt và thiếu kiến thức chuyên môn khoa học. Họ là những người sản xuất theo các kiến thức xưa cũ do ông cha để lại mà chưa có sự hiểu biết và ứng dụng nhiều các kiến thức khoa học hiện đại trong ngành trồng trọt vì vậy năng suất và chất lượng nông sản chưa cao. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ, kỹ sư trong ngành nông nghiệp còn hạn chế về lượng và chất. Cán bộ về theo dõi, quản lý các hoạt động xuất khẩu, dự báo về thị trường còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và hiểu biết về các thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Ngoài ra, hàng năm công tác đào tạo, huấn luyện cho đội ngũ cán bộ cũng như người nông dân còn chưa được nhà nước quan tâm, chưa kịp thời và chưa đồng bộ.

Thứ năm, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản Việt Nam sẽ

phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ nhiều thị trường khác nhau. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tiếp cận với thị trường Mỹ dễ dàng hơn trước đây, tuy nhiên cũng phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ phía các nước châu Á khác như Indonesia, Malaysia, Thái Lan vốn đã có chỗ đứng trên thị trường Mỹ trước Việt Nam từ rất lâu. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản ở chính nước Mỹ, họ có lợi thế về am hiểu thị trường, hiểu nhu cầu của người tiêu dùng cũng như các vấn đề liên quan đến pháp lý, luật pháp,...

Thứ sáu, các quy định về luật pháp và hải quan là vấn đề cần được đặt lên hàng

hàng hóa sang Mỹ, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu những quy định về thương mại và hải quan vốn rất phức tạp tại Mỹ. Luật pháp Mỹ quy định tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào đều thuộc thẩm quyền của chính phủ liên bang, các cơ quan bộ ngành và Hải quan Mỹ. Ngoài các thủ tục hải quan còn có các quy định thương mại liên quan đến luật như chống độc quyền, chống bán phá giá, trách nhiệm sản phẩm, thương mại thống nhất,...

Đơn vị

tính đoạn 2011 -2015Kết quả giai đoạn 2016-2020Mục tiêu giai Mức tăng trưởng GTSX Nông sản

hàng năm % 3,68 3,5-4

Tỷ trọng giá trị gia tăng của nông sản trong GTSX nông sản

% 68 70

Năng suất lao động bình quân Tr.VNĐ 31,1 49,5-51,7

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã đi vào phân tích thực trạng xuất khẩu của các mặt hàng nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới và vào thị trường Mỹ từ đó đưa ra các phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, tiềm năng cũng như những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, chương 2 còn đi sâu vào phân tích môi trường kinh doanh quốc tế ngành nông sản của Mỹ, các chính sách của Mỹ đối với doanh nghiệp nước ngoài, với các mặt hàng Mỹ nhập khẩu. Từ đó đưa ra những nhận xét về điểm mạnh điểm yếu của nông sản Việt Nam và những cơ hội thách thức đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế nông sản tại Mỹ. Đây là cơ sở để định hướng và đưa ra các giải pháp, đề xuất ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w