Thực trạng xuấtkhẩu mặt hàngnông sảncủa Việt Nam

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 59)

2.1.1.1. Khái quát về nông sản Việt Nam

Nông sản là ngành hàng sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây, với số lượng lao động chiếm khoảng 42% tổng lực lượng lao động, điều kiện thiên nhiên thuận lợi, kết hợp với khoa học công nghệ ngày một được cải tiến, ngành nông sản Việt Nam đang có những chuyển biến về tăng trưởng và khẳng định giá trị trên thị trường quốc tế. Hoạt động xuất khẩu nông sản không chỉ làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng công ăn việc làm cho người dân, mà còn đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nước ta vẫn phải nhập khẩu khá nhiều sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm từ nước ngoài, tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp chỉ chiếm 16% tổng GDP cả nước do ngành nông sản nước ta chưa có định hướng phù hợp, công nghệ kỹ thuật của chúng ta còn kém hơn so với các nước trong khu vực.

Đặc điểm của ngành

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 2 mùa nắng mưa rõ rệt cùng với ¼ diện tích là đồng bằng phì nhiêu, đây là điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt các cây nông sản, bên cạnh đó nước ta còn sở hữu đường bờ biển dài với nguồn tài nguyên phong phú như thủy-hải sản, khoáng sản,...Sản phẩm nông sản của Việt Nam thường đạt chất lượng cao, dồi dào, phong phú về chủng loại tuy nhiên do còn hạn chế trong quá trình bảo quản và chế biến nên chất lượng hàng hóa xuất khẩu thường rất thấp so với giá trị ban đầu. Đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu các mặt hàng thô hoặc sơ chế đơn giản với giá trị tăng thêm không cao, không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật dẫn đến giảm giá trị của các mặt hàng nông sản, không tạo được vị thế, chỗ đứng khi tham gia kinh doanh ở thị trường quốc tế.

Thủy sảnđó ngành hàng nông nghiệp Việt Nam được chia thành 2 mùa vụ chính: vụ chiêm và vụĐặc thù của hàng nông sản là chịu sự tác động của thời tiết, khí hậu, địa hình,... từ6870,7 7225 7765,5 mùa. Khi đến thời điểm thu hoạch, nguồn cung ra thị trường của hàng nông sản rất lớn và phong phú cả về số lượng và chất lượng dẫn đến dư thừa nguồn cung, người sản xuất chưa có những công cụ chế biến, bảo quản phù hợp, phải bán ra số lượng nhiều với khoảng thời gian ngắn làm cho giá thành của nông sản giảm đi rất nhiều. Ngược lại, khi qua thời kỳ thu hoạch, do kỹ thuật bảo quản chế biến nguyên liệu thô kém nên hàng nông sản thường bị giảm chất lượng so với thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng nông sản trên thế giới thường ít biến động đột ngột, người tiêu dùng luôn muốn sử dụng các sản phẩm chất lượng vì nông sản là nguồn thức ăn chủ yếu của con người, nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của họ, do vậy giá bán của nông sản Việt Nam thường có giá trị không cao thậm chí là thấp hơn so với các quốc gia lân cận khi bán ra thị trường quốc tế. Bên cạnh yếu tố về cung cầu, hàng hóa nông sản còn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ,... những năm thời tiết không ủng hộ, thường xuyên xảy ra bão, lụt hoặc hạn hán dẫn đến mất mùa, chất lượng hàng kém làm cho nguồn hàng khan hiếm, giảm sự cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài.

Bên cạnh các yếu tố tự nhiên, trình độ của người lao động về sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế. Cùng với việc không có sự tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nên vẫn còn tình trạng nuôi trồng theo đại trà, không theo quy hoạch, sản phẩm khi thu hoạch không đạt được chất lượng, thông số tiêu chuẩn kỹ thuật. Quá trình nuôi trồng các sản phẩm nông sản không có sự kiểm tra, giám sát, khắc phục sâu bệnh, sản phẩm cuối cùng không có đầy đủ nhãn mác, xuất xứ để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa.

Các sản phẩm chủ lực của nông sản Việt Nam:

Theo Bộ NN&PTNT (2019), “các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam bao gồm: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ,...việc chú trọng phát triển, tăng giá trị xuất khẩu cho các mặt hàng này là vấn đề quan trọng và cấp thiết cho ngành nông sản.” Trên thế giới hiện chưa có số liệu chính xác về mặt hàng chủ lực đối với mỗi nước, điều này tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có, điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc điểm thị trường quốc gia đó.[11]

Bảng 2.1: Sản lượng nuôi trồng theo cơ cấu ngành của nông sản Việt Nam.

Cây nông nghiệp 59665,9 60881,24 60194,4

Gạo

Với sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt 6-7 tấn một năm, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới, với trị giá xuất khẩu tăng mạnh vào năm 2018, từ 452USD/ tấn (năm 2017) tăng lên đến 502 USD/tấn, trong đó tỷ lệ gạo chất lượng cao lên đến 80% tổng sản lượng gạo xuất khẩu. Hạt gạo Việt Nam dần đạt được những tiêu chuẩn kỹ thuật khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính và giữ vị trí quan trọng đối với thị trường quốc tế.

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ là mặt hàng đóng góp kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong số các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam (2018), “kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 696 triệu USD, lũy kế xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2017, thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này là các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.” [26]

Thủy sản

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP, 2019), “xuất khẩu thủy sản của VN trong năm 2018 đạt trên 8,7 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm

2017, hiện nay thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với lợi thế về tự nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ chế biến, xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã đạt mức kỷ lục của ngành thủy sản từ trước tới nay.” [19]

Cà Phê

Hiện nay, nước ta xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, sau Brazil và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Mỗi năm, Việt Nam sản xuất ra 20% sản lượng cà phê trên thế giới với gần 600.000ha trồng cà phê và khoảng 100 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang hoạt động trên thị trường. Những thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu của là EU, Mỹ.

Rau, hoa quả

Với lợi thế về địa hình và khí hậu, xuất khẩu rau quả hiện nay được coi là ngành xuất khẩu mũi nhọn của nông sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,81 tỷ USD chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sản trong năm 2018. Phát triển xuất khẩu nông sản là bước không thể thiếu trong việc mở rộng thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp cho ngành công nghệ chế biến, đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Hạt điều

Với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,65 triệu tấn hạt điều thô và 391.000 tấn nhân hạt điều với trị giá 3,52 tỷ USD, tăng 7,8% về lượng so với năm 2017, Việt Nam hiện đang giữ vững vị trí xuất khẩu hạt điều số 1 trên thế giới. Hạt điều Việt Nam ngày càng được cải thiện về chất lượng do quá trình trồng cũng như sản xuất hạt điều đã được kết hợp với dây chuyền công nghệ hiện đại, cho năng suất, chất lượng được cải thiện hơn trước.

Cao su, hồ tiêu

Việt Nam là nước xuất khẩu cao su đứng thứ ba trên thế giới, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su trên thế giới. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt trên 6,4 tỷ USD, đóng góp 5,4% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngành Cao su Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, cơ hội càng được mở rộng thông qua các cam kết từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

2015 2016 2017 2018 Thủy sản 6,6 7,03 8,31 8,79 Rau quả 1,83 2,46 3,51 3,81 Hạt điều 2,39 2,84 3,52 3,36 Cà Phê 2,67 3,34 3,24 3,53 Hạt tiêu 1,25 1,43 1,12 0,76 Gạo 2,79 2,16 2,61 3,06 Cao su và các sản phẩm từ cao su 1,97 2,06 2,83 2,71 Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO)

[27]

2.1.1.2: Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Trong những năm gần đây, xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam đã có những thay đổi và chuyển biến tích cực như: Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng lên, các mặt hàng xuất khẩu có sự thay đổi về cơ cấu, cụ thể tỷ trọng các mặt hàng chưa qua chế biến giảm, các mặt hàng phát triển theo chiều hướng đa dạng hóa,...

Kim ngạch xuất khẩu

Theo đánh giá của Bộ Nông Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (2019), “mặc dù có áp lực lớn từ sự cạnh tranh thị trường và sự giảm sút về giá thị trường thế giới của nhiều mặt hàng cây công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn có sự vươn lên khá mạnh mẽ, cả năm 2018 đạt mức kỷ lục 40 tỷ USD, đứng thứ 15 trên thế giới với việc xuất khẩu đến hơn 180 thị trường các quốc gia và khẳng định vị thế quốc gia về xuất khẩu nông sản.” [13]

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam

Đơn vị: tỷ USD

Kim ngạch xuất khâu nông sản Việt Nam

45

2014 2015 2016 2017 2018

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO) [27] Cụ thể, so với năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đã tăng 9,8% ở năm 2018, với các ngành hàng chủ lực, dẫn đầu về số lượng xuất khẩu là: rau quả, gạo, cà phê, hạt điều,...Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp, mỗi năm nước ta có thể sản xuất ra 30 triệu tấn rau; 15 triệu tấn quả; 45 triệu tấn lúa, 31 triệu tấn ngô, khoai, sắn; 7,2 triệu tấn thủy sản;... điều này dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu, tạo nên sự dư thừa trong sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Xuất khẩu nông sản Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới, đạt 40 tỷ USD năm 2018, với 90% sản lượng xuất khẩu là nông sản thô.

“Nông sản xuất khẩu của Việt Nam có tỷ trọng đạt 30-35% tổng sản lượng sản xuất nông sản, một số nông sản Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, hạt điều, gỗ và các sản phẩm liên quan đến gỗ. Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như ASEAN, Nga, Trung Quốc và các nước Châu Âu, nông sản Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập được vào các thị trường khó tính hơn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,... Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm nông sản cũng được chuyển đổi hiệu quả hơn. Các mặt hàng chế biến đạt chất lượng và giá trị ngày càng cao. Chẳng hạn đối với mặt hàng gạo, đến nay 80% gạo xuất khẩu là gạo chất lượng cao, vì vậy giá gạo Việt Nam xuất khẩu đã ngang bằng (có thời điểm vượt) giá gạo xuất khẩu cùng loại của Thái Lan.” (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2019) [13]

Bảng 2.2: Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2015-2018

Từ số liệu trên ta thấy, thủy sản, rau củ và cà phê là những mặt hàng nông sản xuất khẩu mang lại cho nước giá trị cao nhất.Các mặt hàng chủ lực đều tăng giá trị xuất khẩu trong năm 2018, cụ thể trị giá xuất khẩu thủy sản nước ta lên tới 8,79% tăng 5,7%, cà phê đạt 3.53 tỷ USD tăng 8,9%, rau quả đạt 3.81 tỷ USD tăng 8.5% so với năm 2017.

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các rào cản kỹ thuật khắt khe từ các thị trường xuất khẩu chính, sự gia tăng bảo hộ thông qua các hàng rào kỹ thuật, các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm,... đã có những tác động không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Năm 2018 cũng là năm mà thị trường thế giới có nhiều biến động và thay đổi, đặc biệt là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, những bất ổn xung quanh vấn đề Brexit, đã có không ít tác động tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành nông sản nói riêng. Hơn nữa, năm 2018 cũng có sự sụt giảm mạnh của giá cả các mặt hàng cây công nghiệp trên thị trường thế giới, nhất là tiêu, đường...; những tiêu chí khắt khe từ những thị trường khó tính. Các mặt hàng chủ lực (cà phê, điều và cao su mặc dù bị giảm giá nhưng nhờ tăng số lượng xuất khẩu nên Việt Nam vẫn duy trì được giá trị xuất khẩu ở mức cao (xuất khẩu cà phê năm 2018 ước đạt 3,53 tỷ USD; xuất khẩu điều đạt 3,39 tỷ USD; cao su đạt 3,06 tỷ USD).

Thị trường nông sản có sự sụt giảm mạnh về giá cả các mặt hàng cây công nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu khiến cho nguồn cung tăng nhanh trong khi nhu cầu thế giới giảm hoặc tăng trưởng chậm, các mặt hàng như: cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều.

Theo số liệu Thống kê của Bộ NN&PTNT (2019) cho biết, “trong quý 1/2019, các mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu tốt là chè tăng 15,4%, cao su tăng 18,5%, cá tra tăng 10%, sản phẩm mây, tre, cói thảm tăng 37,7% giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 77 triệu USD, giảm 7%..., tuy nhiên xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực là gạo, rau quả, cà phê đều giảm so với cùng kỳ, khối lượng gạo xuất khẩu 3 tháng đầu năm ước đạt 1,43 triệu tấn với 593 triệu USD, giảm 3,5% về khối lượng và giảm 20,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái; giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 77 triệu USD, giảm 7%; xuất khẩu rau quả đạt 879 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái.” [13]

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam:

Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2010 thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng nông sản nói riêng liên tục tăng lên. Tính đến nay, hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt tại hơn 200 quốc gia trên thế giới. Trong đó, thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam chủ yếu là các quốc gia thuộc châu Á (chiếm khoảng trên dưới 70%) và các quốc gia thành viên của WTO và TPP. Tùy thuộc vào loại mặt hàng khác nhau mà cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng khác nhau. Các thị trường nhập khẩu nông sản tiêu biểu của Việt Nam như: Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Philippines,.. ,vo`i những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như:

gạo, hạt tiêu, cao su, rau quả, chè,....

Biểu đồ 2.2: Các thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2015 - 2018

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Trademap [3]

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các quốc gia là thành viên của TPP những năm gần đây có chiều hướng gia tăng tương đối ổn định, chiếm khoảng 38,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang TPP. Trong các mặt hàng xuất khẩu sang thị

trường TPP, hạt điều có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, sau đó đến cà phê và hạt tiêu. TPP luôn được coi là thị trường tiềm năng của sản phẩm nông sản Việt.

Theo số liệu báo cáo của Bộ Nông Nghiệp (2018), “giai đoạn 2011-2016, giá trị hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu có tỷ lệ tăng bình quân 12,7%/năm nhưng chưa thực sự ổn định, hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó, những thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc (19%), EU (16%), Hoa Kỳ (13%), Nhật Bản (8%), Hàn Quốc (5%)...” [11]

“Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam ngày càng đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe đối với các sản phẩm nhập khẩu. Tiêu biểu là thị trường Trung Quốc không chỉ nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng nông sản nhập khẩu, mà còn tăng cường quản lý và siết chặt thương mại biên giới, thay đổi về tổ chức quản lý bên phía Trung Quốc cũng sẽ gây bất lợi cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường EU vẫn giữ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời dự thảo các quy định mới về các chất sử dụng trên sản phẩm giống cây trồng; Thị trường Hoa Kỳ tiếp tục duy trì và gia tăng các biện pháp bảo hộ thông qua áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam, tiếp tục chương trình thanh tra đối với cá da trơn theo Đạo luật

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w