Giải pháp đối với doanh nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 80 - 82)

- Khắc phục tập quán sản xuất lạc hậu nhằm tăng cường chất lượng sản phẩm, cần có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ sản xuất, đưa dây chuyền máy móc đồng bộ vào sản xuất chế biến dựa trên nền tảng công nghệ chất lượng cao nhằm tăng năng suất lao động, sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có mà vẫn đạt được các giá trị về kinh tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tạo ra các hiệp hội hợp tác, cùng nhau xây dựng một mạng lưới thông tin để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm.

- Đa dạng hóa các sản phẩm nông sản, cả về chủng loại và chất lượng, để có thể đáp ứng được với nhiều nhóm người tiêu dùng ở thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất nên chú trọng vào các sản phẩm mũi nhọn xuất khẩu vào Mỹ như thủy sản, rau củ cà phê,... để tăng lợi thế cạnh tranh, chiếm thị phần quan trọng tại thị trường và phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.

- Nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu, tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt những yêu cầu được đặt ra theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, như các tiêu chuẩn về HACCP, ISO, VietGap, Global GAP cần triển khai áp dụng cho tất cả các sản phẩm xuất

khẩu vì nó là nền tảng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của các mặt hàng nông sản Việt Nam khi xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.

- Nghiên cứu kỹ thị trường Mỹ, các môi trường trong KDQT tại Mỹ, dựa trên nhu cầu của thị trường từ từ đó có những chính sách phù hợp cho mặt hàng xuất khẩu Việt Nam có thế mạnh cũng như phù hợp về văn hóa, tập quán tiêu dùng,... của người tiêu dùng bản địa. Chúng ta chỉ nên sản xuất những mặt hàng phù hợp với thị trường hướng đến, không nên sản xuất ồ ạt, theo phong trào dẫn tới tình trạng dư thừa hàng hóa.

- Xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, tận dụng các thành quả nghiên cứu, phát triển công nghệ khoa học, công nghệ sản xuất chế biến sạch như nuôi trồng nhà kính, nuôi trồng thủy canh, chuỗi cung ứng khép kín trong chăn nuôi kết hợp với nuôi trồng. Không chỉ giúp tăng chất lượng hàng hóa mà các mô hình này còn giúp người sản xuất tránh được rủi ro thay đổi về khí hậu, thiên tai,..và tận dụng được hết các nguồn lực sẵn có của mình.

- Tăng cường đầu tư vào công tác dự trữ, bảo quản sản phẩm để không bị hao hụt về chất lượng. Hàng nông sản có đặc thù là theo mùa vụ, tuy nhiên nhu cầu sử dụng nông sản trải dài trong cả năm vì vậy các doanh nghiệp cần phải có những công nghệ, quy trình sơ chế, bảo quản phù hợp để chất lượng hàng hóa luôn được đảm bảo, đạt các tiêu chuẩn nhập khẩu mặt hàng nông sản vào Mỹ.

- Các doanh nghiệp nên phát huy, nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu có lợi thế, nghiên cứu, phát triển về sản phẩm nhằm đa dạng hơn, phù hợp hơn với người tiêu dùng. Không chỉ chú trọng về chất lượng, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng về bao bì và quy cách đóng gói phù hợp với các tiêu chuẩn, văn hóa của Mỹ để tránh những rủi ro đáng có và tạo cho sản phẩm của Việt Nam đạt được vị trí quan trọng trên thị trường Mỹ.

- Đào tạo đội ngũ lao động, tuyên truyền nhận thức về nông sản sạch, mối nguy khi sử dụng thực phẩm bẩn để họ có ý thức hơn về việc sử dụng các đồ bảo hộ lao động, tránh sử dụng các loại kháng sinh, hóa chất trong quá trình chế biến và để giúp họ thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi trồng, chế biến theo hướng dẫn của các Hiệp hội nông sản, quy định riêng của doanh nghiệp. Kết hợp với những khóa đào tạo ngắn ngày, trải nghiệm

thực tế, tổ chức hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia để củng cố kiến thức đảm bảo chất lượng nông sản.

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 80 - 82)

w