Đặc điểm của thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 64)

2.2.1.1. Các yếu tố của thị trường Mỹ

Yếu tố tự nhiên

Mỹ nằm ở Tây bán cầu, có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới với 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang, vị trí địa lý của Mỹ hết sức thuận lợi do có đường biên giới tiếp giáp với Canada và vùng Mỹ latinh. Địa hình của Mỹ tương đối thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi với dãy núi Appalachian chia vùng sát duyên hải phía Đông ra khỏi vùng Ngũ Đại Hổ và thảo nguyên Trung tây cùng với hệ thống sông dài thứ 4 trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính bắc - nam. Bên cạnh đó là những đồng cỏ bằng phẳng, những dãy núi đồ sộ cùng với khí hậu ôn hòa và nhiệt đới tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Không chỉ dừng lại ở những tài nguyên công nghiệp như than, rừng, thủy điện, Mỹ còn là đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên dù có nguồn tài nguyên phong phú nhưng hiện nay Mỹ vẫn có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về nông sản đặc thủy sản vì đây là những nguồn lực giúp Mỹ phát triển hệ thống công nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới của mình.

Yếu tố chính trị - pháp luật

Mỹ hay còn gọi là Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ là một nước cộng hòa liên bang được cấu thành bởi các tiểu bang khác nhau, chính quyền mỗi bang sẽ điều hành theo một loại luật pháp khác nhau. Ở Mỹ có hai Đảng thay nhau cầm quyền là Đảng Cộng Hòa - hoạt động theo chiều hướng tư bản chủ nghĩa và Đảng Dân chủ - hoạt động dựa trên hình thức

Đồ uống 21,21 22,2 23,24 24,68 26,11

đại diện cho nhân dân, vì dân. Hiện nay, dưới thời của tổng thống Donald Trump, Mỹ đã hoạt động dưới chính quyền của Đảng Cộng Hòa, với nhiều chính sách bảo hộ nước Mỹ hơn so với trước kia ở chính quyền Đảng Dân chủ.

Ở Mỹ hiện đang áp dụng hệ thống pháp luật Common Law kết hợp với hệ thống luật thành văn tạo nên một bộ luật vừa có sự chặt chẽ nhưng lại mang đến không ít khó khăn cho những doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn có hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp, bộ luật Uniform Commercial Code được coi là xương sống của hệ thống pháp luật về thương mại của Mỹ.

Yếu tố kinh tế

Mỹ là quốc gia có nền kinh tế phát triển, đặc biệt về lĩnh vực dịch vụ, ngành dịch vụ chiếm 67,8% GDP của Mỹ. Sản xuất hàng hóa chiếm 19,8% GDP bao gồm các ngành: chế tạo, sản xuất, xây dựng,... trong đó ngành nông nghiệp của Mỹ chỉ chiếm ít hơn 1% so với cơ cấu của nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó là nguồn lao động dồi dào ở nhiều trình độ khác nhau tạo nên cơ cấu lao động của Mỹ phù hợp với nhiều lĩnh vực ngành nghề.Không chỉ vậy, Mỹ còn là quốc gia đứng đầu thế giới về mức độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như sự phát triển, với thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới đạt khoảng 60.000USD/người, tầng lớp dân số đa dạng, nên nhu cầu về tiêu dùng của người Mỹ là rất lớn cả về số lượng và chất lượng giúp cho Mỹ là thị trường tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới muốn thâm nhập.

Yếu tố văn hóa - xã hội

Hoa Kỳ được coi là đất nước của những cư dân nhập cư. Hầu hết những người nhập cư có nguồn gốc xa xưa từ châu Âu và đã xây dựng nên xã hội Mỹ ngày nay, do đó, văn hóa Mỹ là một sư pha trộn vô cùng đa dạng và giàu về bản sắc. Sự khác biệt văn hóa giữa các giai cấp trong xã hội Mỹ làm ảnh hưởng đến xã hội hóa, ngôn ngữ và các giá trị. Chính sự khác biệt này đã tạo nên thị trường Mỹ đa dạng và có những đặc điểm tiêu dùng khác nhau giữa các vùng, các tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên, giữa xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khai thác một thị trường mới sẽ đầy những thách thức và khó khăn. Chính những điểm này sẽ tạo nên được sức mạnh của doanh nghiệp, của một nền kinh tế khi thực hiện thương mại thế giới.

• Yếu tố công nghệ.

Mỹ hiện là quốc gia dẫn đầu về công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tạo kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, với những tài liệu nghiên cứu khoa học, những quỹ nghiên cứu phát triển công nghệ hàng đầu thế giới đem lại cho Mỹ các kết quả công nghệ đem lại như chế tạo robot, các chuỗi sản xuất công nghệ cao hàng đầu thế giới. Không chỉ vậy, Mỹ còn là quốc gia có hệ thống internet phát triển nhất thế giới, với những công nghệ được áp dụng vào nhiều lĩnh vực. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, quy trình sản xuất được thực hiện dựa trên các phát minh khoa học kỹ thuật, hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến cùng với các công nghệ về biến đổi gen, kỹ thuật sinh học,...

2.2.1.2. Thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng

Thị hiếu tiêu dùng ở thị trường Mỹ dành cho các sản phẩm nông sản khá phong phú. Nông sản nhập khẩu của thị trường Mỹ gồm nhiều loại, từ phân khúc các sản phẩm với mức giá thấp đến phân khúc các sản phẩm giá cao, từ sản phẩm thô đến sản phẩm đã qua sơ chế, chế biến.

Bảng 2.4: Trị giá nhập khẩu một số mặt hàng nông sản chính ở thị trường Mỹ

Các loại hạt 13,97 15,43 16,71 18,09 18,91

Thủy sản 16,69 15,5 16,37 17,9 18,52

Rau quả, trái cây 7,43 7,72 7,93 8,54 9,3

Thịt động vật 17,11 17,64 15,53 16,93 16,79

Từ số liệu trên, ta thấy thị trường Mỹ ngày càng có xu hướng tăng sử dụng các mặt hàng nông sản đặc biệt là thủy sản và các loại trái cây. Tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn sản phẩm nông sản của người dân Mỹ đó là chất lượng và nhãn mác hay xuất xứ của sản phẩm như đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia được người dân ưa chuộng và tin tưởng hơn. Tiêu chí thứ hai mà thị trường này quan tâm đó là mẫu mã sản phẩm. Các sản phẩm nông sản chỉ cần được trình bày đơn giản bằng chính màu sắc, hình dạng tự nhiên của mỗi loại và được đặt trong những bao bì trong suốt cũng có thể tạo cảm giác an toàn và kích thích tiêu dùng hơn.“Người tiêu dùng Mỹ có xu hướng sử dụng các sản phẩm thủy sản nhiều hơn trong các bữa ăn vì họ cho rằng nó tốt cho sức khỏe hơn các sản phẩm chăn nuôi trong nông nghiệp.” Với hàm lượng Omega 3 cao và Cholesterol thấp, thủy sản là thực phẩm lý tưởng cho người dân vốn luôn lo ngại các căn bệnh béo phì và tim mạch ở đất nước này. Những năm gần đây, mức tiêu thụ bình quân đầu người của thủy sản tăng lên 7,03kg trong năm 2015, tăng 0,408 kg so với mức tiêu thụ bình quân đầu người 6,62kg năm 2014 tương đương với mức tăng gần 0,5 kg thủy sản trên một khẩu phần ăn. Đến năm 2016 mức tiêu thụ bình quân giảm xuống còn 6,76 kg. Tuy nhiên nếu nhìn tổng thể từ năm 2013 (6,58 kg) cho đến nay cho thấy xu hướng rõ ràng là người dân Mỹ đang tiêu thụ nhiều thủy sản hơn.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, người dân Mỹ cũng ưa chuộng các sản phẩm tinh chế chất lượng cao và các sản phẩm tạo ra giá trị gia tăng. Lý do bởi vì các sản phẩm này mới lạ, hương vị hấp dẫn và đặc biệt là thời gian chế biến ít, phù hợp với yêu cầu tiết kiệm thời gian của họ.

2.2.1.3. Giá cả và chất lượng sản phẩm

Các mặt hàng nông sản khi xuất khẩu vào Mỹ thường rất đa dạng về chủng loại, giá cả cũng như chất lượng. Do ở đây có nhiều tầng lớp dân số trong xã hội, những người có thu nhập ổn định họ thường ít quan tâm về giá cả sản phẩm mà thay vào đó là chất lượng của sản phẩm, lợi ích sản phẩm đó đem lại cho cuộc sống của họ. Ngược lại, những người ở tầng lớp thấp như người dân da đen, người di cư họ thường khó khăn về mặt tài chính, hiểu biết còn hạn chế, họ thường sử dụng những sản phẩm có giá trị thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo được cho cuộc sống của họ.

An toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Mỹ. Tại Mỹ, việc kiểm tra khả năng truy xuất nguồn gốc, hóa chất nông nghiệp, phân bón,... rất nghiêm ngặt, bên cạnh đó, còn có nhiều tiêu chuẩn ngành về chất lượng được đặt ra rất cao đối với các doanh nghiệp. Không chỉ vậy, người dân Mỹ còn quan tâm về sự đồng đều về chất lượng với các mặt hàng tiêu dùng, những tác động của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm đó với môi trường.

về vấn đề bao gói, tâm lý chung người Mỹ là yêu cầu bao bì đẹp, đóng gói cẩn thận, kích thước, tiêu chuẩn đảm bảo, tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng. Không những vậy, bao gói còn phải đảm bảo cho các sản phẩm bên trong. Những năm gần đây, người tiêu dùng cũng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, những bao bì đem lại sự thân thiện với môi trường và tái sử dụng được sẽ nhận được chú ý nhiều hơn của người dân.

2.2.1.4. Kênh phân phối

Mỹ là quốc gia có nền kinh tế phát triển, gồm nhiều tầng lớp dân số với mức thu nhập khác nhau, vì vậy các kênh phân phối ở Mỹ cũng trở nên đa dạng hóa và phù hợp với nhiều tầng lớp của xã hội. Các mặt hàng ở Mỹ đa phần được phân phối theo các hình thức bán buôn và bán lẻ khác nhau thông qua các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, các chợ, hội chợ, các hình thức thương mại điện tử,...

Ngày nay, dưới sự bùng nổ của Internet và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, cùng với nền kinh tế công nghiệp ở Mỹ, hình thức tiêu dùng của người dân Mỹ cũng có nhiều thay đổi. Thay vì đi chợ, siêu thị hàng tuần như trước, ngày nay người Mỹ đã ưa chuộng hình thức mua sắm dựa trên các nền tảng thương mại điện tử nhằm tiết kiệm thời gian đi lại cũng như có nhiều sự lựa chọn hàng hóa về chất lượng mẫu mã hơn trước, giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được với nhiều nguồn hàng khác nhau trên thị trường.

Một phần của tài liệu 752 môi trường kinh doanh quốc tế ở mỹ của nông sản việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w