6. Bố cục
2.3.2. Xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch về NVL
a, Xác định nhu cầu NVL
Trước khi hai bên ký kết hợp đồng, bên đặt hàng yêu cầu công ty làm mẫu khăn xem có đáp ứng được yêu cầu không về NVL; chất lượng tẩy, nhuộm khăn; trọng lượng khăn. Sau đó, khi đảm bảo mẫu mã hai bên mới ký kết hợp đồng thỏa thuận thời gian giao hàng, cam kết hàng khi làm lỗi. Còn đối với khách hàng nhỏ lẻ mua ngoài thị trường thì chỉ cần đáp ứng nhu cầu đẹp mắt về mẫu mã, mềm mại, và hút nước, ít người tiêu dùng để ý đến trọng lượng các hàng bông. Lượng sản phẩm mới sản xuất ra sẽ dựa vào hợp đồng bên kia yêu cầu xuất hàng bao nhiêu khăn để làm chứ không làm nhiều sợ tồn đọng cuối quý quá nhiều lúc đó phải chuyển sang hàng khăn B (khăn có lỗi nhiều) sẽ làm lợi nhuận công ty giảm sút, tổn hại chi phí lớn. Hoặc nếu sản phẩm đáp ứng tốt thì đợt ký hợp đồng tiếp theo công ty sẽ sản xuất ít đi lấy lượng tồn của đợt hợp đồng trước bù vào. Vì vậy, dựa vào kế hoạch sản xuất của quý trước và định mức tiêu hao NVL để xác định được nhu cầu NVL cần dùng trong quý.
Sản phẩm của công ty không theo mùa vụ mà người tiêu dùng hay kể cả người đặt hàng dùng và đặt quanh năm. Có khi cả năm khách hàng chỉ đặt một loại mặt hàng. Dẫn đến nhu cầu NVL tăng cao. Mà nhu cầu NVL tăng nhiều hay ít dựa vào số hợp đồng mà công ty nhận và thỏa thuận ký. Tổng nhu cầu của các hợp đồng nhận hình thành nên tổng nhu cầu của công ty
Nhu cầu thực trong kỳ = Tổng nhu cầu của toàn công ty - Lượng dự trữ + Lượng dự trữ an toàn.
Do vậy, để lượng NVL được xác định một cách chính xác căn cứ vào: định mức tiêu hao, tình hình phát triển thị trường, số NVL tồn trong kho.
b, Xây dựng kế hoạch về NVL
✓ Xác định lượng NVL cần dùng
Lượng NVL cần dùng được xác định tính đến cả lượng NVL dùng cho các sản phẩm làm mẫu, thử nghiệm, cả sản phẩm sai hỏng, số lượng hợp đồng mà khách đã đặt.
Dựa vào các yếu tố trên, công ty đã đưa ra công thức xác định lượng NVL cần dùng:
Vik = Dik*Qi
Trong đó:
• Vik: Lượng NVL cần dùng cho sản phẩm i • Dik: Định mức tiêu hao NVL k cho sản phẩm i • Qi: Lượng sản phẩm i cần sản xuất ra
Công thức tính chi phí NVL cần dùng. Cik = Vik*Pik
Trong đó:
• Cik: Chi phí NVL k cần dùng để sản xuất sản phẩm i • Vik: Lượng NVL cần dùng cho sản phẩm i
• Pik: Giá NVL k để sản xuất sản phẩm i
Công thức trên đã tính cả phế liệu, sản phẩm hỏng. Làm cho giá thành một sản phẩm có sự sai lệch so với thực tế.
✓ Xác định lượng NVL cần dự trữ
Việc xác định lượng NVL dự trữ là cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Công ty dự trữ thường xuyên đòi hỏi doanh nghiệp cần có lượng vốn nhất định. Và dự trữ bao nhiêu NVL với từng loại sản phẩm sản xuất ra để đảm bảo cho quá trình sản xuất.
Bảng 2.7: Tình hình dự trữ một số NVL tại công ty
3 Sợi bông màu SơnTây 0 0 Ĩ.32Ĩ
(Nguồn: Kho quản lý NVL)
Từ bảng trên ta thấy, qua các năm công ty đều dự trữ một lượng những loại NVL cần dùng tránh được những mức giá mua NVL vào là cao qua các năm (giá sợi bông lúc tăng lúc giảm không cố định) dẫn đến có khi ký hợp đồng với giá có lãi nhiều nhưng giá sợ lên bất thường sẽ khiến cho lợi nhuận công ty đi xuống.
✓ Xác định lượng NVL cần mua
Để xác định lượng NVL cần mua công ty cần dựa vào lượng NVL tồn kỳ trước, lượng cần dùng trong kỳ, và lượng dự trữ cuối kỳ. Lượng NVL cần mua do phòng sản xuất xác định.
Công thức xác định: D’ = Dck + D - Ddk
Trong đó:
• D’: lượng NVL cần mua
• Dck: lượng NVL dự kiến dự trữ cuối kỳ • Ddk: lượng NVL tồn đầu kỳ