Đánh giá và đo lường mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh tây hà nội (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Đánh giá và đo lường mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng

1.2.4.1. Đánh giá và đo lường mức độ rủi ro tín dụng trước khi cho vay

Việc đánh giá, đo lường mức độ rủi ro của khoản vay trước khi cho vay là một nội dung quan trọng của quản trị RRTD. Cần nhận dạng và phát hiện sớm các khoản vay có RRTD để từ đó có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời. Đánh giá và đo lường mức độ rủi ro không chỉ thực hiện sau khi đồng ý cho khách hàng vay và giải ngân mà nó còn phải được thực hiện khi ngân hàng tiếp nhận khoản vay đó. Thẩm định trước khi cho vay để phát hiện rủi ro là rất quan trọng trong quản trị RRTD. Từ đây ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho khách hàng vay hay không. Việc thẩm định các khoản cho vay bao gồm thẩm định qua các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng về thông tin của khách hàng.

Có rất nhiều yếu tố gây ra rủi ro đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thường không gặp tất cả các nguy cơ rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Vấn đề là cần xác định được những rủi ro chính đó là gì.

Bảng dưới đây liệt kê những loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải và các công cụ phân tích tương ứng để xác định nguy cơ nào là nguy cơ có thực đối với doanh nghiệp cụ thể.

Bảng 1.1. Bảng các nguy cơ rủi ro đối với khách hàng

Stt Nguy cơ rủi ro Các biểu hiện Công cụ phân tích

phát hiện rủi ro

1 Rủi ro hoạt động

- Bộ máy quản lý không kiểm soát được kinh doanh gây thất thoát tài sản

- Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý làm tăng chi phí gây lỗ

- Sự gián đoạn trong sản xuất do hỏng hóc về công nghệ

Phân tích các thông tin định tính:

- Trình độ kinh nghiệm đội ngũ quản lý

- Cơ cấu tổ chức kinh doanh - Năng lực điều hành của doanh nghiệp

không hiệu quả làm giảm doanh thu gây lỗ

- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng đầu vào

2 Rủi ro tài chính

- Vốn vay lớn với lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có thể biến động lớn - Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ - Rủi ro tỷ giá Phân tích định lượng các số liệu tài chính, trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ và sự biến động theo thời gian qua: - Hệ số đòn bẩy

- Các hệ số thanh khoản - Hệ số lợi nhuận

- Cơ cấu nợ vay - Đặc thù kinh doanh

3 Rủi ro quản lý - Dòng tiền không bảo đảm - Chi phí tăng

Phân tích định lượng số liệu tài chính để đánh giá chất lượng của doanh nghiệp

-Dòng tiền

- Các khoản phải thu, phải trả - Hệ số lợi nhuận 4 Rủi ro thị trường - Mức độ cạnh tranh cao làm doanh nghiệp dễ mất khách hàng - Ngành mới phát triển chưa có vị trí ổn định - Đặc thù của ngành là mức độ biến động cao Phân tích định lượng và định tính - Tình hình cạnh tranh trong ngành - Phân tích bản chất của ngành

Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác

5 Rủi ro chính sách - Sự thay đổi chính sách doanh nghiệp

Phân tích các thông tin: - Môi trường chính sách địa phương có ảnh hưởng đến doanh nghiệp

- Xu hướng chính sách có tác động đến doanh nghiệp

(Nguồn: Cosin D.H Pirotte, 2001, advanced credit risk analysis p30 - 35)

Đo lường rủi ro theo mô hình cho điểm tín dụng

Mô hình cho điểm tín dụng là mô hình định lượng sử dụng những đặc trưng quan sát được của người vay để tính ra một số điểm thể hiện xác suất vỡ nợ của người vay hoặc phân loại người vay thành các loại rủi ro vỡ nợ khác nhau. Ngân hàng có thể căn cứ vào các đặc trưng về ngành nghề, quy mô, tính chất sở hữu, các chỉ tiêu tài

chính và phi tài chính để chấm điểm khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ quan trọng trong việc quản lý, giám sát chất lượng đối với từng khách hàng và toàn bộ danh mục tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tốt cho thấy sự khác biệt về mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Nó cũng cho phép xác định chính xác về đặc điểm của danh mục tín dụng, mức độ các khoản tín dụng có vấn đề.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cụ thể riêng cho ba nhóm đối tượng: Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh, tổ chức tín dụng. Tổng số điểm của khách hàng được xác định theo thang điểm tối đa là 100 được chia cho bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định.

1.2.4.2. Đánh giá và đo lường mức độ rủi ro tín dụng sau khi giải ngân

Nhận dạng rủi ro trước khi cho vay giúp ngân hàng có thể sàng lọc khách hàng và từ đó lực chọn món vay có mức độ rủi ro thấp có thể chấp nhận cho vay. Tuy nhiên, sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, tiền được giải ngân cho khách hàng vay ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro tín dụng. Do đó trong khi cho vay ngân hàng vẫn luôn phải kiểm tra giám sát khoản vay nhằm kịp thời phát hiện rủi ro tránh gây tổn thất cho ngân hàng. Sau khi thực hiện giải ngân cho khách hàng vay vốn, ngân hàng phải thường xuyên đánh giá lại những khoản vay để có thể phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn, từ đó ngăn chặn, giảm bớt tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra. Khi thực hiện kiểm tra giám sát các khoản vay, ngân hàng có thể căn cứ vào một số dấu hiệu để nhận dạng rủi ro của khoản vay như:

- Khách hàng có biểu hiện trì hoãn, gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, rõ ràng.

- Khách hàng chậm thanh toán các khoản lãi, nợ gốc đến hạn không đúng hạn và đầy đủ.

- Khách hàng chậm gửi hay trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích rõ ràng. Không có các báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ. Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hay thiếu các căn cứ

- Khách hàng có dấu hiệu sử dụng các nguồn thu bất thường không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động sản xuất kinh doanh được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán. Có dấu hiệu sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với mọi điều kiện, điều này cho thấy hoạt động của doanh nghiệp có vấn đề.

- Khách hàng có những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, thường xuyên thay đổi ban điều hành, chi phí bất hợp lý gia tăng mạnh, xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị, điều hành tranh chấp trong quá trình quản lý của công ty vay vốn cũng là dấu hiệu thể hiện rủi ro tín dụng.

- Số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại ngân hàng có sự sụt giảm lớn, xuất hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong tốc độ, tổng mức lưu chuyển thanh toán của khách hàng.

- Có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.

- Thông qua các báo cáo tài chính, tính toán lại các chỉ số tài chính nhận thấy sự sụt giảm mạnh về các chỉ số liên quan đến khả năng thanh toán, lợi nhuận hoạt động của công ty, cơ cấu nợ biến động mạnh theo chiều hướng tăng lên. Đó là những dấu hiệu mang tính chất định lượng để đánh giá khoản vay có rủi ro hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh tây hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)