Xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh tây hà nội (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Xử lý rủi ro tín dụng

Xử lý rủi ro tín dụng là bước tiếp theo sau khi đã nhận dạng và đo lường được rủi ro tín dụng. Việc này cần nhanh chóng, kịp thời để giảm thiếu tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng đồng thời phải theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với những khoản tín dụng được phát hiện rủi ro ngay tại thời điểm thẩm định cho vay thì ngân hàng có thể ngừng cho vay, hoặc có thể vẫn cho vay nhưng sử dụng nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay như trích lập dự phòng rủi ro, yêu cầu thêm các hình thức bảo đảm tín dụng… Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng trong việc giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện thanh toán nợ cho ngân hàng. Đây cũng là hình

thức gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn, làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Các hình thức bảo đảm tín dụng bao gồm: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, nghiệp vụ cho vay theo bảo lãnh, bảo đảm tiền vay hình thành bằng tài sản từ vốn vay. Bảo đảm tiền vay là hình thức phòng ngừa rủi ro tín dụng rất hiệu quả.

Đối với những khoản vay đã giải ngân, ngân hàng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật. Việc phân loại nợ các khoản vay thành các nhóm khác nhau dựa trên đánh giá về mức độ rủi ro của các khoản vay, giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá đúng chất lượng tín dụng, xác định mức độ rủi ro của từng khoản vay. Mặt khác việc phân loại nợ các khoản vay giúp cho nhà quản trị dễ quản lý rủi ro tín dụng.

Việc phân loại các nhóm nợ còn giúp ngân hàng xác định được mức dự phòng cần trích lập cho các khoản vay. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và là nguồn tài trợ cho rủi ro tín dụng khi rủi ro xảy ra. Ngân hàng giám sát chặt chẽ hơn những món vay có dấu hiệu rủi ro tín dụng nhưng chưa xảy ra đồng thời có thể yêu cầu trả nợ trước hạn hay bổ sung tài sản đảm bảo. Ngoài ra ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, về mặt tài chính cũng như công nghệ nhằm giúp khách hàng có thể trả nợ.

Đối với những khoản vay, rủi ro tín dụng đã xảy ra thì cán bộ ngân hàng phải tìm ra nguyên nhân và hợp tác cùng khách hàng để tìm ra giải pháp thu hồi vốn. Một số giải pháp thu hồi các khoản nợ có vấn đề như sau:

- Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ.

- Khẩn trương tìm hiểu, báo cáo kịp thời vấn đề thực chất liên quan tín dụng. - Tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng ra riêng biệt nhằm tránh xung đột có thể xảy ra đối với cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay.

- Xem trọng chất lượng, năng lực, sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và tài sản doanh nghiệp.

- Cân nhắc mọi phương án có thể hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn tạm thời nếu khách hàng gặp khó khăn trước mắt. Các

- Khi khách hàng không trả được một phần hay toàn bộ nợ gốc và nợ lãi, các nguồn để tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm:

+ Phát mãi tài sản đảm bảo: Khi khách hàng không trả được nợ gốc và nợ lãi thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản đảm bảo để lấy nguồn trả nợ cho khoản nợ gốc và lãi. Việc phát mãi tài sản đảm bảo là bước cuối cùng khi ngân hàng không còn biện pháp nào để thu hồi nợ. Như vậy việc phát mãi tài sản đảm bảo là nguồn tài trợ cho rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng giảm bớt những tổn thất do rủi ro tín dụng mang lại. Tuy nhiên việc này không phải lúc nào cũng có thể được diễn ra thuận lợi do các vấn đề về pháp lý, sự sụt giảm giá trị của tài sản đảm bảo…

+ Yêu cầu bên bảo lãnh chi trả: Khi bên được bảo lãnh không có khả năng chi trả nợ gốc và lãi thì ngân hàng yêu cầu bên bão lãnh chi trả. Đây là nguồn tài trợ giúp cho ngân hàng giảm tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp này ngân hàng vẫn gặp rủi ro khi bên bảo lãnh cũng mất khả năng thanh toán và không chịu chi trả giúp cho bên được bảo lãnh.

+ Quỹ dự phòng rủi ro: Sau khi lấy nguồn tài trợ từ việc phát mãi tài sản và yêu cầu bên bảo lãnh chi trả phần nợ gốc và lãi của bên được bảo lãnh mà vẫn không đủ trả nợ gốc và lãi hoặc các khoản vay không có nguồn tài trợ nào khác thì ngân hàng sẽ trích quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp tổn thất. Phần bù đắp này được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh tây hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)