5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Kiến nghị với Nhà nước
Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập và hàng nhập lậu. Các doanh nghiệp chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, một số doanh nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, tồn kho ứ đọng hàng hóa, vật tư, thua lỗ, mất khả năng thanh toán, từ đó phát sinh nợ quá hạn. Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp nhằm bảo đảm một môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động ngân hàng. Nhà nước nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động gắn liền với rủi ro, tiềm ẩn rủi ro và khả năng xảy ra rủi ro cao hơn so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Đặc biệt là hoạt động tín dụng - hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh đó, trong điều kiện sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng tăng, sự bất ổn của nền kinh tế, đặc biệt khi ở Việt Nam công tác tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vói chung và ngân hàng nói riêng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế thì nguy cơ rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng và hoạt động tín dụng là rất cao. Vì vậy đòi hỏi các ngân hàng thương mại ngày càng cần hoàn thiện hoạt
động quản trị ngân hàng, đặc biệt là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đó, luận văn với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - chi nhánh Tây Hà Nội” sử dụng những phương pháp phù hợp để hoàn thành 3 nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận giải và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng.
Thứ hai, luận văn tiến hành đánh giá thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại MB - Chi nhánh Tây Hà Nội trong những nưm gần đây, từ đó chỉ ra những tổn tại của quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Nghiên cứu thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Tây Hà Nội cho thấy về rủi ro, nợ xấu cao nhất trong những năm gần đây là vào năm 2014, ở mức 2,99%. Về quản trị rủi ro, trong thời gian qua, Chi nhánh đã tiến hành nhận diện, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại Chi nhánh là: (i) Chính sách tín dụng của Ngân hàng; (ii) Quy trình tín dụng; (iii) Công tác tổ chức ngân hàng; (iv) Phẩm chất và trình độ cán bộ; (v) Kiểm soát nội bộ; (vi) Khả năng huy động vốn; (vii) Các nhân tố từ phía khách hàng.
Chi nhánh đã đạt được một số kết quả: (i) Chi nhánh nghiêm chỉnh chấp hành quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng do Hội sở xây dựng; (ii) Hệ thống xếp hạng tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng hoạt động ổn định và thống nhất; (iii) Phân loại nợ và quản lý nợ xấu thực hiện theo đúng hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và Hội sở; (iv) Luôn liên kết với các công ty thành viên khác của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro của chi nhánh; (v) Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ngày càng nâng cao. Tuy nhiên từ phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cho thấy Chi nhánh cần quan tâm đến những vấn đề bất cập sau đây: (i) Kết quả thẩm định khoản vay còn thiếu chính xác; (ii) Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay chưa được chú trọng.
Thứ ba, luận văn đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại MB - Chi nhánh Tây Hà Nội. Để nâng cao hiệu quả công tác
quản trị RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Tây Hà Nội, cần chú ý nắm vững các định hướng phát triển chung và định hướng trong quản trị rủi ro tín dụng đã được Chi nhánh xác định. Tổ chức triển khai áp dụng các giải pháp gồm: (i) Xây dựng và hoàn thiện mục tiêu, chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng; (ii) Tuân thủ thực hiện quy trình, quy chế cấp giới hạn tín dụng; (iii) Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng; (iv) Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ và giám sát khách hàng; (v) Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro; (vi) Thiết lập giải pháp quản lý nghiêm ngặt các khoản vay có vấn đề và biện pháp xử lý nợ khó đòi; (vii) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Ngân hàng và tăng cường trang thiết bị hiện đại phục vụ tác nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trần Thị Thái Hà (2009), Các thị trường và định chế tài chính, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải.
4. Phí Trọng Hiển (2005), "Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề, trang 8-13.
5. Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), "Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong Ngân hàng thương mại", Tạp chí phân tích kinh tế.
6. Tô Ngọc Hưng (2014), "Thực trạng xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2012 - 2013 và một số khuyến nghị chính sách", Tạp chí Ngân hàng. 7. Nguyễn Đại Lai (2005), "Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng
của một số nước trong khu vực", Tạp chí ngân hàng, Số chuyên đề, trang 41-45. 8. Nguyễn Văn Ngọc (2009), Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng
và chính sách tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
9. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và Phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Tiến (2011), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, [4], trang 350-351.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005 của NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng [5]. 13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Công văn số 8738/NHNNCNH ngày
sách trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN kể từ Quý IV/2008.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 266/2013/TT-NHNN “Hướng dẫn thành lập bộ máy và quy trình xử lý rủi ro tín dụng tại NHTM” 15. Ngân hàng Nhà nước, Luật Ngân hàng Nhà nước (2010), Luật các tổ chức tín
dụng (2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - chi nhánh Tây Hà Nội, Báo cáo thường niên (2011 đến 2014)
17. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - chi nhánh Tây Hà Nội, Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng, Báo cáo công tác quản trị rủi ro tín dụng (2011 đến 2014).
18. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Sổ tay tín dụng [6].
19. Quốc hội nước CHXHCNVN (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Quốc hội nước CHXHCNVN, Hà Nội, [3].
Tài liệu nƣớc ngoài
20. Mishkin F.S. (1999), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
21. Rose P.S. (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội [1]. 22. Cosin D.H Pirotte (2001), Advanced credit risk analysis, p 30 - 35.
Websites
23. http://www.sbv.gov.vn truy cập tháng 09/2015
24. http://www.moi.gov.vn truy cập tháng 09/2015