5. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ và giám sát khách hàng
4.2.5.1. Công tác kiểm tra nội bộ
Công tác kiểm tra là một hình thức quản trị rủi ro theo chiều sâu, để nâng cao hiệu quả của công tác này và hạn chế rủi ro tín dụng, Chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Bộ phận kiểm tra chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát định kỳ bên cạnh những đợt kiểm tra đột xuất.
- Công tác kiểm tra cần gắn liền với hoạt động sửa đổi. Sau mỗi lần kiểm tra và tự kiểm tra cần có kế hoạch chỉnh sửa cụ thể để tránh mắc phải những sai phạm trước đó.
- Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên làm công tác kiểm tra, kiểm soát.
4.2.5.2. Công tác giám sát khách hàng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Tây Hà Nội có thể áp dụng một số giải pháp để giảm thiểu RRTD từ phía khách hàng:
- Quy định chặt chẽ yêu cầu cán bộ tín dụng phải tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đặc biệt là các khoản vay có khả năng xảy ra rủi ro. Ngân hàng phải giám sát hoạt động của khách hàng sau khi cho vay, kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng hay không. Cần kiểm tra tình trạng TSĐB và hoạt động kinh doanh thực tế của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ và phát hiện các rủi ro tiềm ẩn. Việc kiểm tra cần được diễn ra thường xuyên và đột xuất, tránh tình trạng khách hàng có sự chuẩn bị trước để đối phó làm sai lệch kết quả kiểm tra.
- Ngân hàng cần quản lý đầy đủ các nguồn thu từ đầu tư mang lại cho doanh nghiệp để đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi việc thực hiện các điều khoản cụ thể trong hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp.