5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Chính sách và quy trình tín dụng áp dụng tại ngân hàng
Với hoạt động tín dụng nói chung, các NHTM đều thiết lập và ban hành chính sách và quy trình tín dụng cụ thể, áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Quy trình tín dụng của MB nhằm các mục đích: Quy định thống nhất các nội dung liên quan khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng, trong đó quy định cụ thể trình tự thực hiện các công việc của từng cá nhân, đơn vị; giúp thuận tiện trong tác nghiệp giữa các phòng/bộ phận QHKH, thẩm định tín dụng, hỗ trợ QHKH trong quá trình cấp tín dụng chặt chẽ, thống nhất, tăng cường quản trị rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ; làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ, thủ tục, hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng tại MB.
Tại MB, quy trình tín dụng được thực hiện theo mức phán quyết, quá trình thẩm định được thực hiện tại một số cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đơn giản hóa quy trình thẩm định, rút ngắn thời gian thẩm định nhằm phục vụ, phát triển khách hàng, phát triển thị phần.
Quy trình tín dụng của MB cũng như tại Chi nhánh được thực hiện thống nhất như sau [6]:
Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng: Chuyên viên quan hệ khác hàng thu thập hồ sơ vay vốn và thông tin của khách hàng theo quy định, hướng dẫn của MB.
Bước 2: Lập báo cáo đề xuất tín dụng: Chuyên viên quan hệ khách hàng lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền kiểm soát và chuyển sang Phòng thẩm định tín dụng theo quy định của MB.
Bước 3: Lập báo cáo thẩm định tín dụng: Chuyên viên thẩm định tín dụng tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng theo mẫu báo cáo thẩm định tín dụng được quy định tới từng nhóm khách hàng, sản phẩm. Trường hợp gặp những vấn đề còn vướng mắc do thiếu thông tin, phương án kinh doanh cần cơ cấu..., chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ bổ sung thông tin hay gặp khách hàng.
Bước 4: Thẩm định tài sản đảm bảo: Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thẩm định tài sản đảm bảo theo quy định của MB.
Bước 5: Xét duyệt: Chuyên viên thẩm định tín dụng gửi báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định tín dụng và hồ sơ tới cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh để phê duyệt.
Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng cấp tín dụng và các văn kiện tín dụng có liên quan.
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt.
- Chuyên viên thẩm định tín dụng nhận lại phê duyệt từ cấp có thẩm quyền và chuyển đến Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng, Chuyên viên quan hệ khách hàng để thực hiện các bước tiếp theo.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên thẩm định tín dụng, Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng họp để thống nhất các điều kiện, điều khoản của các văn kiện tín dụng theo phê duyệt.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng thông báo cho khách hàng các nội dung liên quan đến khoản vay, bổ sung, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt.
Trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều kiện vay vốn mà MB đưa ra, Chuyên viên quan hệ khách hàng cân nhắc và xin ý kiến của cấp có thẩm quyền để xem xét lại các điều kiện đưa ra nhằm nâng cao lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng. Trong trường hợp này, quy trình được thực hiện bắt đầu lại từ bước 1 của giai đoạn 1.
Bước 2: Ký các văn kiện tín dụng
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng soạn thảo các văn kiện tín dụng theo quy định của MB phù hợp với các nội dung đã được phê duyệt.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng giới thiệu khách hàng với Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng để phối hợp ký các văn kiện tín dụng và hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định của MB.
- Sau khi khách hàng hoàn tất thủ tục ký các văn kiện tín dụng có liên quan, Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng trình ký cấp có thẩm quyền.
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng hoàn thiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật và MB.
Trường hợp khách hàng không đồng ý với một số điều khoản tại các văn kiện tín dụng mà không làm thay đổi các điều kiện vay vốn mà MB đưa ra tại Phê duyệt, Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng trao đổi, thống nhất và trình cấp có thẩm quyền ký Hợp đồng xem xét, chỉ đạo.
Giai đoạn 3: Giải ngân Bước 1: Nhận và lập hồ sơ - Đối với hồ sơ giải ngân:
+ Khi khách hàng có nhu cầu giải ngân, Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện giải ngân.
+ Trường hợp điều kiện giải ngân được đáp ứng, Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng chuyển toàn bộ hồ sơ giải ngân (khế ước nhận nợ, chứng từ giải ngân...) cho phụ trách phòng/bộ phận ký kiểm soát, trình lãnh đạo phê duyệt việc giải ngân.
+ Cấp có thẩm quyền tại chi nhánh là Giám đốc chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt giải ngân.
Trường hợp điều kiện giải ngân không được đáp ứng, Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng trao đổi với Chuyên viên quan hệ khách hàng để bổ sung, cung cấp thông tin. Trường hợp cần có thay đổi trong nội dung để phê duyệt, quy trình được thực hiên bắt đầu lại từ bước 1 của giai đoạn 1.
Bước 2: Nhập thông tin vào hệ thống, lưu hồ sơ
- Hồ sơ giải ngân: Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng sau khi trình duyệt hồ sơ giải ngân tiến hành lấy số khế ước, nhập dữ liệu khoản vay vào hệ
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng hoặc thông qua Chuyên viên quan hệ khách hàng trả hồ sơ, chứng từ cho khách hàng.
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng lưu hồ sơ theo quy định và thông tin về khoản vay cho Chuyên viên quan hệ khách hàng.
Giai đoạn 4: Quản lý, kiểm tra và thu hồi tín dụng
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng thường xuyên theo dõi, quản lý tài khoản/giao dịch của khách hàng, thông tin cho Chuyên viên quan hệ khách hàng các diễn biến của tài khoản.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện kiểm tra sau giải ngân: sử dụng vốn vay, tình hình khoản vay/bảo lãnh, tình hình khách hàng... Việc kiểm tra sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo được thể hiện trong biên bản kiểm tra sử dụng vốn có xác nhận của khách hàng và báo cáo lãnh đạo phòng.
- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu rủi ro trong quá trình kiểm tra, Chuyên viên quan hệ khách hàng chủ động báo cáo, đề xuất các biện pháp xử lý và trình lãnh đạo phòng, lãnh đạo Chi nhánh xem xét, chỉ đạo.
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng theo dõi các điều kiện, điều khoản của Hợp đồng, thông báo cho khách hàng, Chuyên viên quan hệ khách hàng về việc thực hiện các điều kiện của hợp đồng như đánh giá lại tài sản đảm bảo, nợ gốc lãi đến hạn...
- Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng phối hợp cùng Chuyên viên quan hệ khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh: gian hạn hiệu lực, sửa đổi/bổ sung, hủy bỏ các văn kiện tín dụng...
Giai đoạn 5: Xử lý tín dụng xấu
- Khi phát sinh nợ quá hạn nhóm 2, Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng, Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên thẩm định tín dụng họp bàn phương án xử lý.
- Chuyên viên thẩm định tín dụng lập báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên thẩm định tín dụng, Ban Giám đốc chi nhánh làm việc với khách hàng để xử lý. Chuyên viên thẩm định tín dụng chủ trì quá trình xử lý nợ.
- Đối với tín dụng nhóm 3 - 5, Khối Quản trị rủi ro chủ trì quá trình xử lý nợ. Nợ xấu được xử lý bằng việc chuyển sang Công ty xử lý nợ và quản lý tài sản của MB - AMC hoặc bằng hình thức khác theo đề xuất của Khối Quản trị rủi ro phù hợp với quy định của MB về quản lý tín dụng xấu.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng có trách nhiệm quản lý, theo dõi thông tin khách hàng trong quá tình xử lý tín dụng xấu.
Về quản lý, quy trình tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Tây Hà Nội đã thể hiện tính hữu ích khi Làm cơ sở cho việc phân tích, định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng; làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
3.2.2. Đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng
3.2.2.1. Đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng trước khi cho vay
Đánh giá và đo lường RRTD trước khi cho vay được thực hiện qua bước thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng. Phòng quan hệ khách hàng của chi nhánh được chia làm 2 bộ phận, bộ phận khách hàng cá nhân và bộ phận khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ tìm kiếm, tiếp nhận, tư vấn các khoản vay của khách hàng. Phòng quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng có nhiệm vụ thu thập những thông tin cần thiết lập báo cáo đánh giá sơ lược về khoản vay. Trong hồ sơ có đầy đủ các thông tin như thông tin cơ bản của khách hàng, tình hình tài chính hiện tại, mục đích vay vốn, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ, cán bộ phòng quan hệ khách hàng thông qua những thông tin này nhận biết khoản vay khả thi hay không. Nếu những kiểm soát ban đầu cho thấy khoản vay có thể thực hiện được thì phòng quan hệ khách hàng lập đề xuất cho vay đối với khách hàng và chuyển hồ sơ khoản vay tới bộ phận thẩm định của chi nhánh. Bộ phận thẩm định của chi nhánh có trách nhiệm thẩm định chuyên sâu các thông tin của khách hàng. Sau đó, nếu khoản vay nằm trong hạn mức phán quyết của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc của chi nhánh thì bộ phận thẩm định trình báo cáo thẩm định để Giám đốc hoặc Phó Giám đốc xét duyệt khoản vay. Nếu khoản vay nằm ngoài mức quyết định của chi nhánh thì bộ phận thẩm định của chi nhánh sau khi thẩm định nộp báo cáo cho Phòng thẩm định thuộc
Khối thẩm định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội để thẩm định lại và trình Hội sở ra quyết định.
Bộ phận thẩm định tín dụng của chi nhánh sẽ kết hợp với phòng hợp tác quan hệ khách hàng tiến hành thẩm định thông tin của khách hàng thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng. Với các khách hàng vay vốn nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng thẩm định sẽ tiến hành thẩm định các chỉ tiêu định tính và định lượng như sau:
Chỉ tiêu định tính:
- Mục đích vay vốn của khách hàng, khách hàng có thiện chí vay vốn và nỗ lực trong việc trả nợ cho ngân hàng hay không thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng
- Năng lực hành vi pháp lý của khách hàng, ngân hàng sẽ kiểm tra năng lực, hành vi pháp lý của khách hàng xem có đảm bảo theo quy định của pháp luật hay không.
- Xác định nguồn trả nợ vay của khách hàng - Tài sản đảm bảo cho khoản nợ
- Tình hình về lĩnh vực hoạt động - năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
- Quan hệ với các tổ chức tín dụng Chỉ tiêu định lượng:
Chỉ tiêu định lượng được áp dụng chủ yếu để ngân hàng đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, ước tính nhu cầu vốn, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ.
Với các khách hàng là cá nhân, hộ gia định vay vốn nhằm mục đích tiêu dùng, các thông tin của khách hàng cần thẩm định để đưa ra quyết định cho vay như mục đích sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ, phương thức trả nợ... Nếu sau khi thẩm định khoản vay phòng thẩm định xét thấy nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, phương án sử dụng vốn có hiệu quả, khách hàng có khả năng trả nợ gốc lãi cho ngân hàng, khoản vay phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, phòng thẩm định sẽ đưa ra ý kiến của mình về việc cấp tín dụng, ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng, đề xuất của chi nhánh, đề xuất của thẩm định về khoản vay sau đó trình giám đốc. Giám đốc là người quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng. Trong trường hợp giám đốc đồng ý cấp tín dụng, cán bộ phòng hỗ trợ khách hàng sẽ trực tiếp lập hồ sơ giải ngân, hồ sơ tài sản đảm bảo, đăng ký thế chấp tài sản,
giải ngân món vay, quản lý khoản vay và thu nợ. Trường hợp không đồng ý, Giám đốc sẽ thông báo bằng văn bản tới khách hàng. Trong quá trình thẩm định trước khi cho vay cán bộ tín dụng cũng như các cấp lãnh đạo có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn của những món cho vay để từ đó yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng như đưa ra điều kiện cho khách hàng vay.
Quá trình thẩm định quyết định cho vay ngoài những thông tin khách hàng cung cấp hay do cán bộ tín dụng tự thu thập thì chi nhánh còn sử dụng hệ thống thông tin Khối quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.
Đo lường rủi ro tín dụng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Cuối năm 2007, MB đã xây dựng xong Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của mình. Chính thức áp dụng từ năm 2008 đến nay, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB ngày càng hoàn thiện và hỗ trợ nhiều trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Việc đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng tại MB được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ Hội sở tới tất cả các điểm giao dịch. Hệ thống giúp MB hoạch định chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro phù hợp, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định, góp phần đưa ra những chính sách dự phòng rủi ro phù hợp được NHNN chấp thuận.
Việc xếp hạng chất lượng khoản vay được thực hiện cho tất cả các khách hàng ngay sau khi xuất hiện khoản vay để theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro trong từng trường hợp và từ đó phân tích, đưa ra các biện pháp khắc phục xử lý kịp thời.
Phân loại rủi ro theo chất lượng khoản vay được chia thành 7 nhóm với 2 yếu tố định tính và yếu tố định lượng.
Bảng 3.6. Phân loại đánh giá rủi ro theo chất lƣợng khoản vay
Nhóm Yếu tố
Định tính Định lƣợng
Nhóm I Chất lượng
cao
- Khách hàng có tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện chí trả nợ tốt và vững chắc.
- Luồng tiền mặt lớn hơn các khoản công nợ. - Có đầy đủ tài sản đảm bảo cần thiết cho khoản vay
Xếp nhóm AAA Nhóm II - Khách hàng có thể bị hạn chế về các nguồn tài Xếp hạng
Chất lượng tốt trợ nhưng nhìn chung được coi là đối tượng hấp dẫn với ngân hàng.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ trả nợ, trả lãi đúng hạn - Có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay.