4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.2. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn
Kỹ thuật thủy canh (kỹ thuật trồng rau trong dung dịch – Hydroponics).
- Hệ thống thủy canh tĩnh: Hệ thống này đã được áp dụng ở nhiều nơi trên cả nước với quy mô khác nhau như tại trường Đại học và viện nghiên cứu như trường Đại học Nông nghiệp I, Đại học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện nghiên cứu rau quả.
Vật chứa dung dịch là hộp xốp có kích thước khác nhau, có tác dụng cách nhiệt, tránh ánh sáng cho bộ rễ. Giá thể để cây là trấu hun. Hộp trồng cây được để trong nhà cách ly với côn trùng gây hại. Hệ thống này có ưu điểm là không phải đầu tư chi phí thiết bị làm chuyển động dung dịch nên giá thành thấp. Nhược điểm chính thường thiếu ôxi trong dung dịch và giảm độ pH gây độc cho cây.
- Hệ thống thủy canh động: Là hệ thống mà quá trình cây trồng trong dung dịch dinh dưỡng có chuyển động, chi phí cao hơn nhưng dung dịch không thiếu ôxi. Các mô hình trồng rau thủy canh được thực hiện tại các khu nông nghiệp cao của Hà Nội, Hải Phòng, Viện nghiên cứu rau quả tại Mộc Châu theo hướng thủy canh mở (Rtw) cho năng suất cà chua trên 100tấn/ha/vụ, ớt ngọt, dưa chuột đạt 60-80 tấn/ha/vụ. Sản xuất rau bằng kỹ thuật thủy canh là một dạng ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị, nơi đất canh tác giảm dần, môi trường canh tác ô nhiễm và thị trường yêu cầu sản phẩm chất lượng cao. Đây là loại hình canh tác đang được nghiên cứu hoàn thiện trong điều kiện Việt Nam đang rất có triển vọng trong tương lai.
Kỹ thuật trồng rau trong điều kiện có che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màn, polyetylen phủ đất)
Cách trồng này sẽ hạn chế được sâu bệnh hại, cỏ dại, sương muối nên ít phải sử dụng thuốc BVTV, đồng thời rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất cũng được nâng cao. Tuy nhiên các vật liệu xây dựng, vật liệu che chắn và nilon phủ đất hiện nay do giá thành cao nên người nông dân vẫn chưa đủ vốn đầu tư để sản xuất với quy mô lớn. Phương pháp này trên thế giới đang được sử dụng khá phổ biến. Ở nước ta, vùng sản xuất rau Đà Lạt có diện tích 500 ha, Hà Nội 42,7 ha hầu hết các vùng sản xuất rau của tỉnh, thành phố và khu công nghiệp lớn đều có loại hình canh tác này.
Quy trình trồng rau trong nhà lưới:
- Bước 1: Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà lưới. Vật tư gồm: Trụ bê tông, dây chì, lưới bao quanh và ống nước phun sương tự động. Thời gian sử dụng nhà lưới là 10 năm, riêng lưới cước bao bọc bên ngoài từ 2-3 năm phải thay mới một lần. Trong quá trình sử dụng, nhà nông cần chú ý khâu chằng níu nhà lưới thật kiên cố để tránh gió lùa quật hỏng,…
- Bước 2: Chuẩn bị đất trồng - đây là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà kính, nhà lưới
Đối với đất trồng trong quá trình trồng rau, đòi hỏi người nông dân phải kỹ lưỡng, đặc biệt là khâu làm đất. Do đó, người nông dân phải xới đất, dùng thuốc tiêu diệt mầm bệnh trong đất rồi bọc lưới thật kỹ.
- Bước 3: Gieo trồng rau: Sau khi đã chuẩn bị đất, nên xuống giống gieo trồng cấy cây giống trong nhà lưới để tránh sâu bệnh chui vào bên trong. Đối với kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà lưới thì công đoạn chăm sóc vô cùng đơn giản. Thông thường tất cả các lưới đều có hệ thống tưới phun tự động, như vậy sẽ giảm được chi phí thiếu nhân công mà lại đơn giản trong việc tính toán độ ẩm của đất.
Các mô hình nhà lưới hiện nay:
- Nhà lưới hở: là loại nhà lưới chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao quanh. Mục đích chủ yếu là để giảm bớt tác hại mưa gió và giúp cho
cây rau trồng được cả vào mùa mưa nhưng không có tác dụng ngừa công trùng. Thiết kế loại này đơn giản ít tốn chi phí.
- Nhà lưới kín: là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng (chủ yếu là bướm, bọ cánh cứng, côn trùng biết bay,…). Với nhà lưới kín thì ta có thể tăng vụ trồng được cả