Thực trạng kinhdoanh rau an toàn trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 73)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.5. Thực trạng kinhdoanh rau an toàn trên địa bàn huyện

Hiện nay, số lượng cửa hàng bán lẻ rau an toàn rất ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng rau an toàn của người dân trên địa bàn huyện. Tiến hành nghiên cứu hoạt động tiêu thụ rau tại cửa hàng rau an toàn của Hợp tác xã Dương Thành trên địa bàn huyện Phú Bình. Tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.13.Mức tiêu thụ một ngày tại cửa hàng bán lẻ RAT trên địa bàn Chủng loại rau Số lượng tiêu thụ (kg) Giá bán (nghìn đồng/kg) Tổng thu (triệu đồng) Cà chua 30 20.000 600.000 Dưa chuột 50 18.000 900.000

Rau muống 25 15.000 375.000 Rau cải 24 20.000 480.000 Mướp 30 15.000 450.000 Dưa lưới 40 50.000 2.000.000 Dưa lê 30 20.000 600.000 Tổng 227 5.405.000

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, chủng loại rau tiêu thụ tại cửa hàng khá đa dạng như cà chua, rau muống, dưa chuột, rau cải, mướp, dưa lê,…. Lượng RAT tiêu thụ 1 ngày tại cửa hàng bán lẻ RAT đạt 227 kg rau các loại với tổng thu 5.405.000/ngày, trong đó dưa chuột được tiêu thụ nhiều nhất với 50 kg/ngày, rau cải bán ít nhất 24 kg/ngày.

Phỏng vấn ngẫu nhiên 20 khách hàng đến mua rau tại cửa hàng, trong đó có 7 cán bộ công chức, 4 người nghỉ hưu, 3 người công nhân lao động, 6 người tự do. Có thể thấy đối tượng mua rau tại cửa hàng RAT rất đa dạng.

Bảng 3.14: Mức tiêu thụ rau tại cửa hàng bán lẻ RAT của các nhóm đối tượng

Đối tượng (người)

Số lần mua rau trên tuần Lượng rau tiêu thụ trung bình mỗi tuần(kg) 1 2 3 4 5 6 Trên 6 lần/tuần Cán bộ công chức 2 3 2 14 Người nghỉ hưu 0 4 0 10,5

Công nhân lao động

1

2 0 0 7

Người tự do 5 1 0 7,7

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Từ số liệu ở bảng 3.14 ta thấy đối tượng khách hàng mua rau an toàn tại cửa hàng kinh doanh rau sạch gồm có cán bộ công chức, người nghỉ hưu,

công nhân lao động, người tự do. Cán bộ công chức là nhóm đối tượng có mức tiêu thụ rau lớn nhất đạt trung bình 14kg/tuần. Đây là nhóm đối tượng có nguồn thu nhập ổn định, có nhu cầu sử dụng RAT cao, trong số 7 người được phỏng vấn có 2 người mua rau 2 lần/tuần, 3 người mua rau 5 lần/tuần, 2 người mua rau 6 lần/tuần. Như vậy có thể thấy nhu cầu sử dụng sử dụng RAT của nhóm đối tượng này là rất cao.

Người nghỉ hưu là nhóm đối tượng có mức sử dụng RAT cao thứ hai, với mức sử dụng rau trung bình mỗi tuần là 10,5 kg. Nhóm đối tượng này phần lớn là người cao tuổi, có lương hưu và có thời gian, tâm lý rất quan tâm đến sức khỏe và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, mức mua rau cao nhất 5 lần/tuần.

Đối với công nhân lao động có nhu cầu sử dụng RAT tuy nhiên do giá RAT cao hơn rau thường trong khi đồng lương còn thấp nên mức sử dụng RAT còn hạn chế. Số lần mua rau rất hạn chế, chỉ từ 1-2 lần/tuần, lượng rau tiêu thụ trung bình mỗi tuần là 7kg/tuần. Đối tượng khách hàng tự do, mức quan tâm đối với RAT là bình thường, phần lớn mua rau theo sự thuận tiện, “tiện đâu mua đó”. Mức tiêu thụ rau trung bình của nhóm đối tượng này trung bình 7,7 kg/tuần.

Như vậy có thể thấy, mức sử dụng RAT có sự chênh lệch giữa các nhóm đối tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)