Thực trạng sản xuất RAT của các hộ trên địa bàn các xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 71)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.4. Thực trạng sản xuất RAT của các hộ trên địa bàn các xã nghiên cứu

Để tìm hiểu về tình hình sản xuất RAT của các nhóm hộ, tôi tiến hành phỏng vấn 90 hộ dân trong đó trên địa bàn 3 xã Dương Thành, Nhã Lộng, Bảo Lý dựa trên phiếu phỏng vấn được xây dựng từ trước với nội dung liên quan đến các vấn đề sản xuất nông nghiệp của hộ về sản xuất RAT. Tôi thu được kết quả dưới đây:

Bảng 3.7. Một số thông tin về hộ sản xuất RAT trên địa bàn

Tiêu chí Dương Thành Nhã Lộng Bảo Bình quân Tổng số hộ điều tra 30 30 30 30

Diện tích sản xuất nông nghiệp bình

quân/hộ (m2) 1440 1620 1080 1380

Diện tích sản xuất RAT bình quân/hộ

(m2) 1080 1116 720 972

Vốn sản xuất RAT bình quân /hộ (triệu

đồng) 23 17,6 11,2 17,27

Số nhân khẩu bình quân/hộ (người) 4,4 4,45 4,3 4,4 Số lao động bình quân/hộ (người) 2,34 2,5 2,6 2,48

Diện tích sản xuất nông nghiệp bình quân/ hộ đạt 1.380 m2; trong đó Nhã Lộng diện tích bình quân hộ sản xuất cao nhất là 1620 m2, thấp nhất ở Bảo Lý với 1080 m 2.

Diện tích sản xuất RAT bình quân/ hộ đạt 972 m2, cao nhất ở Nhã Lộng với 1116m2 và thấp nhất ở Bảo Lý với 720 m2.

Vốn sản xuất RAT trung bình/hộ là 17,27 triệu đồng, Dương Thành là 23 triệu đồng, Nhã Lộng là 17,6 triệu đồng, Bảo Lý là 11,2 triệu đồng.

Số nhân khẩu bình quân/hộ đạt 4,4, số lao động bình quân/hộ đạt 2,48

Điều kiện sản xuất

Số liệu thu thập được ở bảng 3.7 cho thấy, nhìn chung diện tích sản xuất RAT của các hộ trên địa bàn ba xã Dương Thành, Nhã Lộng, Bảo Lý tương đối cao. Nhận thấy hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp trồng lúa không cao, người dân trên địa bàn các xã chuyển đổi từ mô hình trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau VietGap, đem lại nguồn lợi cao hơn so với trồng lúa. Nhã Lộng là xã có diện tích trồng RAT cao nhất với diện tích bình quân mỗi hộ là 1116 m2, sau đó là Dương Thành với 1080 m2, nhất là ở Bảo Lý với 720 m2.

Vốn sản xuất

Vốn đầu tư trung bình của các hộ là 17,27 triệu đồng. Trong đó, Dương Thành là xã có số vốn đầu tư 1 hộ cao nhất là 23 triệu đồng, Nhã Lộng là 17,6 triệu đồng, thấp nhất là Bảo Lý với 11,2 triệu đồng. Vốn sản xuất là khoản đầu tư của mỗi hộ dân vào trang thiết bị phục vụ sản xuất, chi trả chi phí về giống, vật tư nông nghiệp, các hạng mục sản xuất như xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới tiêu,…

Tổ chức sản xuất

Sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình theo hình thức phát triển kinh tế tập thể quy mô hợp tác xã. Có hai hình thức hoạt động của HTX:

Một là Hợp tác xã do xã thành lập, như HTX rau củ quả Bình Minh, tập hợp các hộ dân thành nhóm sản xuất RAT. Trong đó, HTX tổ chức quản lý

các hộ dân này, đứng ra tiếp nhận quản lý cơ sở vật chất phục vụ sản xuất RAT. Hướng dẫn, giám sát người nông dân trong khâu quy trình sản xuất kỹ thuật. Việc tiêu thụ sản phẩm của HTX phụ thuộc vào các hợp đồng mua bán sản phẩm.

Ưu điểm của hình thức này dễ quản lý sản xuất. Nhược điểm là đầu ra của sản phẩm nông sản của người dân phụ thuộc vào các hợp đồng mua bán nông sản của HTX. HTX chỉ thu mua một phần nông sản cho người dân khi có hợp đồng mua bán trung gian. Phần lớn người nông dân phải tự tiêu thụ sản phẩm bằng hình thức bán buôn, bán lẻ cho thương lái, bán ra chợ cửa hàng rau lẻ.

Hai là Hợp tác xã thành lập do một nhóm người (từ 20-30 hộ) cùng sản xuất RAT có giấy phép kinh doanh, được tập huấn kỹ thuật như HTX rau củ quả an toàn Dương Thành có đăng ký tem nhãn truy suất nguồn gốc cho sản phẩm. Các hộ dân đăng kí vào HTX được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ nông nghiệp của nhà nước. Tuy nhiên các hộ sản xuất không chịu sự giám sát của HTX, sản phẩm rau sản xuất ra không được đảm bảo về chất lượng. Hình thức này có nhược điểm là sản xuất không đồng đều giữa các hộ, sản xuất kém hiệu quả, “hộ nào biết hộ đó”. Người dân tự tìm nguồn tiêu thụ cho nông sản của mình.

Quy trình sản xuất

Hiện nay, các giống rau được sử dụng để sản xuất RAT trên địa bàn huyện đều được mua từ các cơ sở cung cấp giống uy tín như Viện nghiên cứu giống cây trồng – Hà Nội, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Công ty giống cây trồng Thái Nguyên, đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện được cấp phép hoạt động kinh doanh. Phần lớn giống cây trồng người nông dân sử dụng chủ yếu là giống nội địa trong nước, được các cơ sở nghiên cứu đảm bảo tỷ lệ nảy mầm và phát triển cao.

Sản xuất RAT hiện nay trên địa bàn huyện được sản xuất theo quy trình sản xuất rau VietGap. Hằng năm, huyện Phú Bình mở các lớp tập huấn kĩ thuật về sản xuất RAT cho người nông dân, có những chính sách về hỗ trợ con giống cây trồng cho người dân HTX sản xuất RAT.

Việc sử dụng phân bón

Bón phân là giai đoạn quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Phỏng vấn 90 hộ dân trên địa bàn các xã sản xuất RAT về tình hình sử dụng phân bón cho rau, tôi thu được kết quả:

Bảng 3.8: Mức độ sử dụng phân bón của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu

Tiêu chí Dương Thành Nhã Lộng Bảo Lý Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ 30 100 30 100 30 100 Phân ủ hoai mục 18 60 15 50 19 63,3 Phân vi sinh 10 33,3 14 46,7 8 26,7 Phân tươi 0 0 0 0 0 0 Phân hóa học NPK 2 6,7 1 3,3 3 10

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Từ bảng số liệu cho thấy, phân ủ hoai mục được hộ dân sử dụng nhiều nhất ở hầu hết các xã. Bảo Lý có tỷ lệ sử dụng cao nhất với 63,3 %, sau là Dương Thành với 60%, Nhã Lộng là 50%. Các hộ dân sử dụng các loại phân bón như phân chuồng, phân xanh, các hợp chất hữu cơ như cành, lá cây, than bùn…ủ mục thay thế cho phân hóa học để bón cho cây trồng, vừa giúp tăng năng suất cây trồng, đồng thời góp phần cải tạo đất, giải quyết được vấn đề rác thải sinh hoạt, bảo vệ được môi trường sinh thái rất tốt. Sản xuất phân ủ tại chỗ sẽ tận dụng được nguồn nguyên vật liệu rẻ tiền của hộ dân, giảm được chi phí trong sản xuất nông nghiệp.

Phân vi sinh được sử dụng nhiều thứ hai sau phân ủ hoai mục tại các hộ trên địa bàn. Xã Nhã Lộng có tỷ lệ hộ sử dụng phân vi sinh cao nhất với 46,7%. Xã Dương Thành có tỷ lệ hộ sử dụng ít hơn 33,3%, thấp nhất là Bảo Lý với 26,7% tỷ lệ hộ sử dụng. Nhìn chung, phân vi sinh hiện là loại phân bón được dùng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Bản chất của loại phân này là chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật mà các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm sinh học. Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh: vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,… Phân vi sinh được sử dụng nhiều vì bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến thực vật, chất lượng cây trồng, môi trường sinh thái và kể cả con người.

100% các hộ dân trên địa bàn các xã đều không sử dụng phân tươi để bón cho rau. Vì các hộ dân đều được tập huấn kĩ thuật về sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap. Chỉ sử dụng phân bón trong danh mục, sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục. Tuyệt đối không sử dụng phân tươi để bón cho rau, bảo đảm thời gian ngưng bón phân trước khi thu hoạch, nhất là phân đạm, ít nhất là 10 ngày.

Một số ít hộ dân sử dụng phân hóa học NPK để bón cho rau, tỷ lệ dưới 10%, chủ yếu sử dụng bón thúc cho cây. Phân hóa học kích thích cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh, tuy nhiên sử dụng phân hóa học không đúng cách và đúng liều, dẫn đến việc tồn dư các chất độc hại trong nông sản, dẫn tới việc ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Gây các bệnh methaemoglobin và ung thư tiềm tàng nếu ăn phải thực phẩm có tồn dư NO2- và NO3-,… Và nhiều bệnh lý khác gặp phải khi ăn nông sản bị nhiễm độc hoá học từ phân bón.

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, yếu tố năng suất và sản lượng luôn được các hộ dân đặt lên hàng đầu. Hình thức sử dụng phân bón hóa học với mục đích kích thích tăng trưởng tăng năng suất cây trồng một cách tràn lan trong thời gian dài đã khiến nguồn đất sản xuất nông nghiệp bị mất đi phần lớn lượng hữu cơ có vốn có của đất, đất sản xuất đã và đang ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng. Chính vì thế việc thay đổi tập quán trong

sản xuất nông nghiệp, thay đổi loại phân bón vô cơ đang sử dụng qua các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh đang là giải pháp tối ưu nhất để phục hồi đất sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV

Thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích, trong đó, nổi bật là phòng trừ sâu bệnh gây hại, giúp tăng năng suất, sản lượng, bảo quản nông sản. Nếu sử dụng thuốc BVTV đúng mục đích và kĩ thuật sản xuất sẽ mang lại hiệu quả. Để đánh giá được tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV của người dân hiện nay, tôi tiến hành nghiên cứu phỏng vấn 90 hộ dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 3 xã Dương Thành, Nhã Lộng, Bảo Lý, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.9: Tình hình sử dụng thuốc BVTV các hộ dân trên địa bàn

Tiêu chí Số hộ Tỷ lệ

(%)

Tổng số hộ 90 100

1. Có sử dụng thuốc BVTV 87 96,6 2. Không sử dụng thuốc BVTV 2 2,2 3. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của CBKN 79 87,7 4. Sử dụng thuốc theo tình hình phát triển của cây trồng 11 12,2 5. Hiểu về thuốc BVTV qua đâu?

- Hướng dẫn của CBKN 45 50 - Dựa trên hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm 24 26,6 - Phương tiện thông tin, báo đài, internet, quảng cáo 14 15,5 - Kinh nghiệm từ các hộ sản xuất khác 7 7,7 6. Hình thức xử lý chất thải thuốc BVTV (vỏ, bao bì)

- Vứt trên đồng ruộng (bờ ruộng, kênh mương) 11 12,2 - Bãi rác tập trung 16 17,7 - Bể chứa riêng cho chất thải BVTV 33 36,6 - Tiện đâu vứt đó 13 14,4 7. Thời gian thu hoạch rau sau khi phun thuốc

- Thu hoạch ngay 0 0 - Thu hoạch đúng theo thời gian cách ly 45 50 - Không thu hoạch ngay nhưng không đủ số ngày cách ly

(thu hoạch sớm 1-2 ngày) 15 16,6

(Nguồn: số liệu tổng hợp năm 2019)

Từ kết quả thu được ở bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ hộ dân có sử dụng thuốc BVTV chiếm tỷ lệ khá cao 96,6% (87 hộ), số hộ không sử dụng thuốc BVTV chiếm tỷ lệ rất ít chiếm 2,2% (2 hộ). Phần lớn các hộ dân sử dụng thuốc BVTV theo đúng liều lượng hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, tỷ lệ 87,7% (79 hộ), một số hộ dân vẫn sử dụng thuốc BVTV cho cây theo thói quen ý muốn của cá nhân, dựa trên tình hình phát triển của cây (thân, lá,…)

Khi hỏi các hộ dân hiểu về thuốc BVTV qua đâu, có tới 50% (45) số hộ được biết qua hướng dẫn của cán bộ khuyến nông thông qua các lớp tập huấn về sản xuất RAT; 26,6% (24 hộ) số hộ sử dụng thuốc dựa trên hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì; 15,5 % (14 hộ) số hộ biết về thuốc BVTV thông qua phương tiện thông tin, báo dài, internet,… 7,7% (7 hộ) nhận thông tin từ kinh nghiệm sản xuất của các hộ dân khác.

Hình thức xử lý chất thải thuốc BVTV (vỏ, bao bì thuốc) thông qua bể chứa riêng cho chất thải thuốc BVTV đạt 36,6% (33 hộ), 14,4% (13) người dân trả lời là tiện đâu vứt đó.

Thời gian thu hoạch rau sau khi phun thuốc cũng được người dân tuân thủ theo đúng quy định, không thu hoạch ngay sau khi phun thuốc. Tỷ lệ hộ thu hoạch theo đúng thời gian quy định là 50% (49 hộ), 16,6 % (19 hộ) thu hoạch trước thời gian cách ly từ 1-2 ngày.

Cơ sở hạ tầng sản xuất

Hiện nay các yếu tố về thủy lợi, hệ thống truyền tải điện, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống bảo quản chế biến nông sả, hệ thống giao thông nội đồng

là những yếu tố thiết yếu phục vụ sản xuất. Để sản xuất rau theo mô hình RAT cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố kể trên.

Phỏng vấn 90 hộ dân trên địa bàn các xã Dương Thành, Nhã Lộng, Bảo Lý về điều kiện cơ sở hạ tầng sản xuất RAT, thu được kết quả như sau:

Bảng 3.10. Điều kiện về cơ sở hạ tầng sản xuất của các hộ dân trên địa bàn

STT Tiêu chí Số hộ đã có Tỷ lệ (%) Số hộ chưa có Tỷ lệ (%) 1 Hệ thống thủy lợi 64 71,11 26 28,89

2 Hệ thống truyền tải điện 77 85,5 13 14,5 3 Hệ thống xử lý chất thải

nông nghiệp 5 5,56 85 94,4

4 Hệ thống giao thông nội

đồng 76 84,4 14 15,6

5 Hệ thống bảo quản chế biến nông sản (kho lạnh, máy hút chân không, …)

12 13,34 78 86,66

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Số liệu bảng 3.10 cho thấy, tỷ lệ số hộ bảo về hệ thống thủy lợi đạt 71,11% (64 hộ) tuy nhiên vào mùa khô lượng nước tưới không đảm bảo; số hộ chưa có hệ thống trữ nước sản xuất chiếm tỷ lệ tới 28,89% (26 hộ). Những hộ dân này chủ yếu sử dụng tận dụng các nguồn nước như nước ao, nước mưa để tưới cho cây trồng. Vấn đề cấp thiết hiện nay là việc xây dựng hệ thống trữ nước tưới tiêu phục vụ sản xuất.

85,5% (77 hộ) được đảm bảo về hệ thống truyền tải điện, còn lại 13 hộ (14,5%) chưa đảm bảo được tiêu chí này. Số hộ dân lắp đặt hệ thống xủ lý chất thải nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, 5,56% (5 hộ), còn lại 85 hộ chưa lắp đặt hệ thống này (94,4%). Hệ thống giao thông nội đồng với 84,4% (76 hộ);

14 hộ (15,6%) chưa đảm bảo được tiêu chí này. Hệ thống bảo quản chế biến nông sản (kho lạnh, máy hút chân không,…) mới chỉ có 12 hộ (13,34%), còn lại 78 hộ (86,66%) chưa có hệ thống này. Số kho lạnh bảo quản nông sản trên địa bàn các xã còn rất ít, Dương Thành có 2 kho lạnh với diện tích hơn 1000 m2, mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sử dụng. Nhã Lộng và Bảo Lý hiện đang xin cấp kinh phí xây dựng kho lạnh để bảo quản nông sản. Nông sản được thu hoạch, mới chỉ dừng lại ở khâu sơ chế và làm sạch, đóng gói mang đi tiêu thụ.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã nghiên cứu mới chỉ đáp ứng được 50% yêu cầu sản xuất RAT trên địa bàn.

Mức đầu tư sản xuất

Bảng 3.11.Mức chi phí sản xuất giữa một số loại RAT và RTT trên 1 ha diện tích

Nội dung Cà chua Rau cải

RAT RTT RAT RTT

Giống (nghìn đồng/kg) 400.000 400.000 350.000 350.000 Thuốc BVTV (nghìn đồng) 300.000 350.000 250.000 355.000 Phân bón (nghìn đồng/kg) 460.000 350.000 470.000 335.000 Chi phí lao động (triệu đồng) 21.000.000 18.000.000 18.000.000 16.000.000 Chi phí khác 8.000.000 4.000.000 3.000.000 2.000.000 Tổng chi 30.260.000 23.100.000 22.170.000 19.040.000

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Có thể thấy mức chi phí đầu tư sản xuất 1 ha RAT lớn hơn mức chi phí sản xuất 1 ha RTT, cụ thể là: Mức chi phí sản xuất cà chua RAT cao hơn so với RTT là 7.160.000 đồng; mức chi phí sản xuất rau cải theo RAT cao hơn so với RTT là 3.130.000 đồng.

Sản xuất RAT theo quy trình kĩ thuật nên lượng thuốc BVTV sử dụng ít hơn so với RTT, chi phí cho việc sử dụng thuốc BVTV đối với sản xuất cà

chua theo RAT thấp hơn 50.000 đồng so với sản xuất cà chua theo RTT; sản xuất rau cải theo RAT ít hơn 105.000 đồng so với sản xuất rau cải theo RTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)