Hiệu quả kinh tế và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.3. Hiệu quả kinh tế và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau

Trồng rau an toàn ngoài đồng ruộng

Đây là phương thức canh tác chủ yếu của ngành sản xuất rau nước ta. Ngoài quy trình chung do Bộ NN&PTNT ban hành, các địa phương đều có xây dựng quy trình cụ thể cho từng cây trồng, hàng vạn hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật áp dụng trong sản xuất là:

- Sử dụng các sản phẩm sinh học (bón phân, BVTV) trong canh tác, hạn chế các sản phẩm hóa học.

- Thả thiên địch (bọ xít ăn mồi) phòng trừ dệp, bọ trĩ.

- Sử dụng màn phủ nông nghiệp trừ cỏ dại, phòng dệp và giữ ẩm cho đất. Như vậy, dù áp dụng phương thức canh tác nào thì quy trình kỹ thuật phải đáp ứng được yêu cầu là đạt năng suất cao, phẩm chất rau tốt, dư lượng hóa chất đảm bảo dưới ngưỡng cho phép và dễ áp dụng với người nông dân.

1.1.3. Hiệu quả kinh tế và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn rau an toàn

Hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế, đây là một chỉ tiêu rất quan trọng có nhiều điểm về hiệu quả kinh tế.

+ Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong trong một đơn vị và khối lượng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất, góp phần tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân.

+ Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện kết quả thu được.

Nội dung hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế các nhà kinh tế đều cho rằng phải phân biệt rõ 3 khái niệm cơ bản về hiệu quả. Đó là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố và hiệu quả kinh tế.

+ Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong kinh tế học vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể.

+ Hiệu quả phân bổ: hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm tính trên một đồng chi phí thêm vào đầu vào và giá của đầu ra

+ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất.

Bản chất hiệu quả kinh tế:

Bản chất hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó là thỏa mãn ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:

+ Tổng giá trị sản xuất (G0): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị thời gian.

+ Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và chi phí dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Giá trị gia tăng (VA): giá trị gia tăng thêm của người sản xuất khi đầu tư vào sản xuất. Nó là hiệu số giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

+ Chi phí lao động (LC): là giá trị của toàn bộ lao động đã sử dụng và sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định.

+ Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập của người sản xuất bao gồm của người lao động và lợi nhuận thu được của người sản xuất.

+ Hiệu quả sản xuất trên một đồng chi phí trung gian

+ Hiệu quả của giá trị tăng thêm trên một đồng chi phí trung gian + Hiệu quả của giá trị sản xuất trên một công lao động

+ Hiệu quả của giá trị gia tăng thêm trên một nhân công lao động + Hiệu quả thu nhập hỗn hợp trên một nhân công lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)