Thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 60)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình

3.1.2.1.Diện tích, năng suất, sản lượng

Trong những năm gần đây, huyện Phú Bình tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ, ứng

dụng vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát huy những tiềm năng lợi thế của địa phương.

Bảng 3.3: Tình hình sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình từ 2017-2019

Năm Diện tích (ha) Năng suất

(tạ/ha) Sản lượng (tạ)

2017 70 67,8 4.750

2018 120 76,6 9.200

2019 195 73,84 14.400

(Nguồn:Niên giám thống kê huyện Phú Bình 2019)

Hiện nay trên địa bàn huyện có các mô hình HTX sản xuất RAT điển hình như: HTX rau củ quả an toàn Dương Thành xã Dương Thành, HTX rau củ quả Bình Minh xã Nhã Lộng, HTX rau củ quả Phát Đạt xã Bảo Lý. Nhìn chung, diện tích sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình tăng nhanh về diện tích canh tác. Diện tích sản xuất RAT giai đoạn 2010-2019 tăng hơn 125 ha, sản lượng rau đạt 14400 tạ năm 2019 cao gấp 3,08 lần so với năm 2010, năng suất rau bình quân trên 72,7 tạ/ha.

RAT được trồng trên địa bàn huyện gồm 3 nhóm chính đó là:

+ Rau ăn quả: bí xanh, mướp, dưa chuột, dưa lê, dưa hấu, dưa lưới, cà chua, mướp nhật, ớt GM-40,…

+ Rau ăn lá: rau cải các loại, bắp cải, mùng tơi, rau muống, các loại rau thơm như hành, tỏi,...

+ Rau ăn củ: cà rốt, su hào, khoai tây Diamant, cải củ,… Các giống rau được trồng chủ yếu theo mùa.

3.1.2.2. Hệ thống sản xuất, cung ứng RAT trên địa bàn huyện Phú Bình

Hệ thống sản xuất cung ứng RAT trên địa bàn huyện theo hệ thống tổ chức hợp tác xã sản xuất RAT, cung cấp sản phẩm ra bên ngoài thị trường dưới hình thức bán trực tiếp không qua trung gian. HTX sản xuất RAT trên

địa bàn các xã Dương Thành, Bảo Lý, Nhã Lộng đều được cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa, chứng nhận về VSATTP, sản phẩm sản xuất ra được gắn tem mác, đảm bảo yếu tố nguồn gốc xuất xứ rõ ràng trước khi tới tay người tiêu dùng.

3.1.3.Thực trạng tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Phú Bình

3.1.3.1.Thị trường tiêu thụ

Qua điều tra thực tế, sản phẩm RAT được tiêu thụ trên địa bàn huyện Phú Bình và 3 xã Dương Thành, Nhã Lộng, Bảo Lý chủ yếu dưới các hình thức như sau:

- Phần lớn sản phẩm nông sản được HTX thu mua của các hộ dân trong HTX, sau đó HTX phân phối rau cho các cơ sở bán RAT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như Cửa hàng liên minh hợp tác xã, siêu thị Minimart, phân phối cho cửa hàng RAT của HTX trên địa bàn xã Dương Thành, huyện Phú Bình; phân phối cho công ty nông sản Hoài Vũ- thành phố Bắc Giang; phân phối cho cơ sở bán sản phẩm nông sản sạch trên địa bàn Hà Nội như quầy Liên minh HTX.

Nhìn chung, thị trường tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Phú Bình chưa phát triển. Nhu cầu sử dụng RAT của người dân trên địa bàn huyện chưa cao, một phần do người dân chưa nhận thức được giá trị sử dụng từ sản phẩm RAT, giá RAT thường cao hơn so với giá rau thông thường nên lượng mua rau rất hạn chế; một bộ phận người dân có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm RAT nhưng không biết mua ở đâu vì trên địa bàn huyện chưa có cửa hàng bán lẻ RAT. Vì vậy để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm RAT các HTX phải đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình.

Bảng 3.4: Tình hình tiêu thụ RAT một số xã trên địa bàn huyện Phú Bình năm 2019 Đơn vị Sản lượng tiêu thụ (tạ) Địa bàn tiêu thụ Trong huyện (%) Tỉnh Thái Nguyên (%) Các thành phố khác (%) Dương Thành 350 55 35 10 Nhã Lộng 220 10 90 0 Bảo Lý 170 10 8 82

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Số liệu bảng 3.4 cho thấy, tình hình tiêu thụ RAT trên địa bàn các xã có sự chênh lệch, cụ thể là:

Dương Thành với số lượng rau tiêu thụ lớn nhất 350 tạ/năm, thị trường tiêu thụ chủ yếu trong địa bàn huyện Phú Bình với tỷ lệ 55%, các sản phẩm rau được bán chủ yếu tại cửa hàng RAT của HTX, tiêu thụ trong tỉnh Thái Nguyên chiếm 35% phân phối chủ yếu cho siêu thị Minh Cầu, một lượng nhỏ rau được phân phối cho quầy liên minh HTX tại Hà Nội.

Sản lượng tiêu thụ RAT trên địa bàn xã Nhã Lộng là 220 tạ/năm, thị trường tiêu thụ RAT trên địa bàn xã Nhã Lộng chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên với tỷ lệ 90%, phân phối cho cửa hàng Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, siêu thị Minimart, còn lại một số sản phẩm rau rất ít được tiêu thụ trong địa bàn huyện Phú Bình, chủ yếu bán cho người quen với tỷ lệ 10 %.

Thị trường tiêu thụ RAT chủ yếu trên địa bàn xã Bảo Lý chủ yếu tại thị trường Bắc Giang, chiếm tới 82%, 10% lượng rau được tiêu thụ tại địa bàn xã và một số vùng lân cận trong huyện Phú Bình, một lượng nhỏ rất ít rau được tiêu thụ trong tỉnh Thái Nguyên chiếm 8%.

Nhìn chung thị trường tiêu thụ RAT của các xã nghiên cứu không rộng lớn, chủ yếu tiêu thụ trong địa bàn thành phố Thái Nguyên, một số tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hà Nội. Lượng tiêu thụ rau tại địa bàn là rất ít.

3.1.3.2.Kênh tiêu thụ RAT

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ kênh tiêu thụ rau tại huyện Phú Bình

Hệ thống kênh tiêu thụ rau trên địa bàn huyện Phú Bình được thể hiện qua sơ đồ 3.1 cụ thể như sau:

Kênh 1: Nông dân Hợp tác xã Công ty chế biến Người tiêu dùng

nông sản Xuất khẩu

Ở kênh này, người nông dân bán rau cho hợp tác xã với thỏa thuận từ trước, người nông dân phải cam kết sản xuất rau theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng nông sản, theo sự giám sát và hướng dẫn từ HTX. HTX thu mua rau với giá bằng hoặc cao hơn 5 - 10% so với giá rau thông thường, giá rau mua vào phụ thuộc vào giá rau thị trường tại thời điểm thu mua. Ở kênh này người nông dân được đảm bảo nguồn đầu ra cho sản phẩm của mình. HTX đứng ra hợp đồng kinh doanh với công ty chế biến nông sản, đảm bảo chất lượng nguồn rau cung cấp cho công ty. Số lượng rau tiêu thụ ở kênh này chiếm 80%. Nông dân Công ty chế biến nông sản Cửa hàng bán lẻ RAT Người tiêu dùng Siêu thị Hợp tác xã Xuất khẩu

Kênh 2: Nông dân Hợp tác xã Siêu thị Người tiêu dùng Cửa hàng bán lẻ RAT

Người nông dân đã kí cam kết với HTX trước khi sản xuất như ở kênh 1. Sản phẩm rau được HTX phân phối cho các siêu thị, một phần được bán cho người tiêu dùng qua cửa hàng bán lẻ RAT tại địa phương. Số lượng rau được tiêu thụ ở kênh này chiếm >50 %

Kênh 3: Nông dân Người tiêu dùng

Ở kênh này, người nông dân bán được rau với giá cao nhất, vì không qua bất kì khâu trung gian nào. Số lượng rau được tiêu thụ phụ thuộc vào sức mua của người tiêu dùng.

Kênh 4: Nông dân Công ty chế biến nông sản Siêu thị

Ở kênh này, một phần rau rất nhỏ người nông dân bán cho công ty chế biến nông sản, siêu thị. Tuy nhiên số lượng rau bán ra không cao, do yêu cầu của cơ sở chế nông sản và siêu thị là rất khắt khe.

3.1.3.3. Giá cả tiêu thụ RAT

Bảng 3.5: Giá một số loại RAT so với rau thông thường trên địa bàn nghiên cứu

Loại rau Giá RAT bán (nghìn đồng/kg) Giá RTT (nghìn đồng/kg) Tỷ lệ RAT/RTT (lần) Cà chua 22.000 20.000 1,1 Dưa chuột 20.000 17.000 1,2

Rau cải các loại 15.000 14.000 1,1

Bí đỏ 13.000 10.000 1,3

Rau muống 15.000 12.000 1,25

Tiến hành khảo sát giá một số loại RAT và RTT trên địa bàn huyện, tôi thu được kết quả như sau:

Giá bán các loại RAT cao hơn giá bán RTT từ 1,1 đến 1,3 lần, cụ thể với cà chua cao gấp 1,1 lần; dưa chuột cao gấp 1,2 lần; rau cải các loại cao gấp 1,1 lần; bí đỏ cao gấp 1,3 lần; rau muống cao gấp 1,25 lần.

Bảng 3.6. Mức tiêu thụ RAT trên địa bàn các xã nghiên cứu năm 2019

Đơn vị Sản lượng tiêu thụ (tạ) Số lượng RAT được bán với giá RAT Tỷ lệ (%) Số lượng rau được bán với giá RTT Tỷ lệ (%) Dương Thành 35 33,5 95,7 1,5 4,3 Nhã Lộng 22 18,0 81,8 4,0 18,2 Bảo Lý 17 10,7 63,0 6,3 37,0

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, Dương Thành là xã có mức tiêu thụ RAT lớn nhất, đạt 35 tấn/1 năm trong đó mức RAT được bán với giá RAT đạt 33,5 tấn, chiếm 95,7% , 4,3 % sản lượng rau bán với giá RTT đạt 1,5 tấn.

Nhã Lộng là xã có mức tiêu thụ RAT lớn thứ hai với mức tiêu thụ 22 tấn/năm, trong đó số lượng RAT bán ra với giá RAT đạt 18 tấn chiếm 81,8%, 4 tấn RAT bán với giá RTT chiếm 18,2%.

Xã Bảo Lý với mức tiêu thụ RAT đạt 17 tấn/năm, trong đó 10,7 tấn rau được bán với giá RAT chiếm 63%, 6,3 tấn rau được bán với giá RTT chiếm 37%.

Giá cả tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện phụ thuộc chủ yếu vào giá cả thị trường thay đổi theo mùa vụ. Khi vào mùa vụ, số lượng nông sản lớn dẫn tới cung lớn cầu, dẫn tới giá rau rẻ, người sản xuất RAT muốn bán được rau phải hạ giá xuống bằng hoặc thấp hơn giá RTT. Bên cạnh đó giá RAT còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh,…

Nhìn chung, RAT trên địa bàn huyện Phú Bình được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường thành phố Thái Nguyên phân phối cho các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn, một lượng nhỏ RAT được cung cấp cho các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hà Nội, dưới hình thức công ty chế biến nông sản thu mua nông sản tại hợp tác xã, tuy nhiên số lượng không đáng kể. Thị trường tiêu thụ RAT còn bó hẹp, nhu cầu cấp thiết hiện nay của người sản xuất là tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đảm bảo nguồn đầu ra cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 60)