Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

1.1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn

* Nhóm yếu tố về tự nhiên

+ Khí hậu thời tiết: Khí hậu ở nước Việt Nam mang tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tạo điều kiện sâu bệnh phát triển, thời tiết thay đổi liên tục, do vậy ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng. Do đó trong quá trình sản xuất các hộ phải có biện pháp phòng chống các điều kiện bất lợi cho cây trồng cũng như xem xét lựa chọn các giống cây phù hợp với nhiệt độ - thời tiết từng vùng.

+ Đất đai: Đối với cây rau bộ rễ ăn nông ở tầng mặt trong phạm vi từ 25 - 30 cm. Do vậy tính chịu hạn rất kém dễ bị sâu bệnh, loại đất thích hợp với rau an toàn là đất nhẹ, đất trung bình sau đó đến đất cát pha. Để cây rau cho năng suất đòi hỏi phải có tầng đất canh tác tươi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, dễ thoát nước khi ngập úng, giàu chất dinh dưỡng, dễ hấp thụ, bên cạnh đó có nhiều yếu tố khác nhưng yêu cầu của rau an toàn tương đối giống nhau.

* Nhóm yếu tố kỹ thuật

+ Yếu tố giống: Giống đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, nếu đầu tư như nhau, giống khác nhau cho năng suất khác nhau. Giống tốt là giống cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng sản

phẩm cao,… ở Việt Nam hiện nay vẫn còn sử dụng một số giống cũ ở một vài địa phương, trong những năm gần đây đã lai tạo và nhập nhiều giống mới nhưng việc đưa giống mới vào địa phương phải chú ý đến từng điều kiện của từng vùng từng địa phương.

+ Yếu tố phân bón: Nếu phân bón đầy đủ và hợp lý thì sẽ làm tăng năng suất và phẩm chất rau. Phân bón có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng chống chịu sâu bệnh của rau. Mặc dù cây rau là cây có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn và cho khối lượng sản phẩm tương đối cao nhưng đòi hỏi lượng phân bón lớn. Song không lúc nào lượng phân bón cũng tỷ lệ thuận với năng suất.

Đối với phân chuồng: Rau phản ứng khá tốt với các loại phân đã ủ ải. Ngoài ra phân chuồng còn có tác dụng cải tạo đất và duy trì cân đối giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

Đối với phân đạm: Rau khá thích hợp với đạm đặc biệt là rau an lá. Nhưng trong quá trình bón phải chú ý là thời kỳ nào bón ít thời kỳ nào là bón nhiều.

Đối với lân: Bón lân cho rau ăn quả, quả giúp bộ rễ phát triển đầy đủ, cây cứng cáp thời gian chống chịu sâu bệnh hại và những thay đổi bất lợi của ngoại cảnh,…

Đối với kali: Đây là loại phân có tác dụng thúc đẩy mạnh các quá trình tích luỹ vật chất, kali rất cần thiết cho loại cây ăn củ, quả ăn rễ nhưng điều quan trọng là khi nào bón kali cho rau là hợp lý nhất để đạt hiệu quả kinh tế là điều quan trọng hơn cả.

+ Yếu tố về kỹ thuật canh tác: Các khâu công việc như làm đất, làm cỏ, tưới nước,… là những biện pháp đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, độ thoáng khí, nồng độ CO2 trong đất để rau sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu có chế độ chăm sóc thường xuyên và hợp lý thì sẽ cho năng suất cao và ngược lại.

+ Yếu tố bảo vệ thực vật: Đây là yếu tố quan trọng không kém gì khâu chọn giống, yếu tố này quyết định phần quan tâm đến sản lượng cây trồng và yêu cầu của RAT.

+ Yếu tố thời vụ gieo trồng: Các loại cây trồng đều có đặc điểm sinh trưởng và quy luật phát triển riêng. Đối với rau an toàn, thời vụ gieo trồng được tính từ khi đặt giống, gieo hạt, qua quá trình sinh trưởng, phát triển và đến thời kỳ thu hoạch. Do vậy cũng giống như các loại cây trồng khác, rau an toàn gieo trồng không đúng thời vụ thì sẽ gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh,… làm cây sinh trưởng chậm, phát triển kém, năng suất thấp. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn, người nông dân không chỉ biết có chăm sóc đầy đủ, hợp lý mà còn phải biết bố trí cơ cấu cây trồng mùa vụ thích hợp. * Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội

+ Yếu tố vốn: Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng thì vốn được thể hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất. Trong ngành sản xuất nông nghiệp thì sự tác động của vốn vào quá trình sản xuất không phải bằng trực tiếp mà bằng cách gián tiếp thông qua đất, cây trồng vật nuôi,… vốn trong nông nghiệp khá đa dạng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Máy móc, con giống cây trồng lâu năm, con bò,…

+ Yếu tố lao động: Lao động là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất rau. Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài các trang trại và các hộ sản xuất với quy mô lớn thì mới sử dụng lao động đi thuê, còn các hộ sản xuất với quy mô nhỏ thì thường tận dụng triệt để lao động gia đình mà sản xuất theo hình thức lấy công làm lãi.

+ Yếu tố thị trường: Tiêu thụ sản phẩm là một khâu của quá trình tái sản xuất, giá trị sản phẩm thông qua quá trình tiêu thụ, thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm là kết thúc quá trình sản xuất tức là giải quyết khâu “đầu ra” cho quá trình sản xuất. Vì thế tiêu thụ là khâu cuối cùng quyết định đến kết quả và

hiệu quả sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm kịp thời và nhanh chóng là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt phân phối sản phẩm và kết thúc quá trình sản xuất của hộ nông dân.

+ Chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước: Cơ chế chính sách của nhà nước tác động trực tiếp đến tình hình của một số nông sản trên thị trường. Đi đôi với việc kích thích sản xuất thì thông qua việc tác động thị trường là chính sách giá cả, chính sách tiêu thụ sản phẩm, chính sách về nghiên cứu về một số giống mới,… Nhà nước cần chú ý đến việc đầu tư vốn, xây dựng các mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà máy chế biến rau

1.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ rau an toàn

Do rau là sản phẩm dễ hỏng, có hàm lượng nước cao, có khối lượng lớn và cồng kềnh. Trong khi thu hoạch cũng như trong vận chuyển làm cho rau dập nát dẫn đến hao hụt về trọng lượng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ.

Phương tiện vận chuyển cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ rau nói chung, rau an toàn nói riêng. Các hộ nông dân rất ít dùng xe máy vận chuyển mà chỉ sử dụng các phương tiện thông thường, theo thói quen như: xe đạp, xe thồ,... để vận chuyển, do đó quá trình vận chuyển đi xa sẽ không đảm bảo chất lượng cũng như thời gian.

Tâm lý của người tiêu dùng cũng làm ảnh hưởng khá lớn đến quá trình tiêu thụ rau an toàn. Họ nói rằng không tin tưởng vào rau an toàn bởi rau an toàn không có bao bì, không có dấu kiểm nghiệm, không có nơi sản xuất và thời hạn bảo quản nên rất dễ bị các sản phẩm khác trà trộn, làm cho người tiêu dùng sản phẩm không thật sự tin tưởng vào sản phẩm của mình đang sử dụng.

Mặt khác rau an toàn chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây, chỉ xuất hiện ở khu đô thị, khu công nghiệp, thành phố lớn,... chưa nhân rộng ra các vùng. Do đó thói quen sử dụng rau an toàn chưa cao làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do đầu tư vật chất, lao động cho sản xuất rau an toàn thường cao hơn sản phẩm rau thường cho nên giá bán loại rau này cao

hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong điều kiện bình thường, nhất là trong giai đoạn đầu. Điều này hạn chế đến sức mua, sức cạnh tranh của nó trên thị trường.

1.1.4.3. Các mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Các tác nhân tham gia phân phối

Tham gia trên kênh phân phối sản phẩm nói chung, rau an toàn nói riêng gồm có các tác nhân sau:

- Người sản xuất: Trực tiếp tạo ra sản phẩm, sau thu hoạch có thể bán sản phẩm trực tiếp cho các cửa hàng hoặc bán cho những người thu mua.

- Người thu gom: Họ thu mua sản phẩm của người sản xuất và giao lại tại các cửa hàng, siêu thị. Có thể họ cũng là những người tham gia sản xuất tạo ra các sản phẩm này, đồng thời họ tham gia thu mua sản phẩm của người tiêu trồng rau và họ giao sản phẩm mua được tại các cửa hàng hoặc siêu thị. Do vậy trong trường hợp này họ cũng là những người cung cấp, cũng có thể người sản xuất có thêm chức năng thu gom.

- Người bán buôn: Họ thu mua từ các vùng trong tỉnh hoặc từ các vùng lân cận mang về thành phố, sau đó họ bán lại cho những cửa hàng, siêu thị có nhu cầu.

- Người bán lẻ: Là những người bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Họ thường có vốn ít, kinh doanh với một lượng nhỏ và giá bán thường cao hơn giá bán buôn.

- Người tiêu dùng: Là những người có nhu cầu về một sản phẩm nào đó nhưng không có điều kiện sản xuất, họ thường là người mua sản phẩm để tiêu dùng cá nhân và gia đình họ. Các tác nhân này thường có mối liên kết hợp tác với nhau trong các kênh phân phối.

Ở những nước phát triển, việc trao đổi thông tin giữa các đối tác khác nhau trong một quy trình là rất phổ biến, có sự kết hợp giữa sản xuất và phân phối,

nghĩa là tồn tại hợp đồng kí kết bởi nhà sản xuất và nhà phân phối mà đây là cửa hàng, siêu thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)