4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT
Để phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT đạt hiệu quả, cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ dựa trên cơ sở sử dụng tốt các điều kiện sản xuất – kinh doanh có sẵn tại địa phương, hạn chế và khắc phục các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc mở rộng và phát triển sản xuất RAT. Đặt ra những biện pháp thúc đẩy việc mở rộng, phát triển các địa điểm, mạng lưới tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Phú Bình nói riêng và trên cả nước nói chung.
3.3.2.1. Quy hoạch vùng sản xuất RAT
Chính quyền địa phương cần có chính sách quy hoạch các vùng có đầy đủ điều kiện sản xuất RAT. Tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tập
trung, ưu tiên các vùng sản xuất rau chuyên canh, những vùng sản xuất có đầy đủ điều kiện về đất, nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất RAT.
3.3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao năng lực cho người sản xuất và tiêu thụ RAT.
- Thay đổi thói quen của người nông dân từ sản xuất rau theo hướng truyền thống sang sản xuất theo khoa học áp dụng khoa học kĩ thuật vào canh tác sản xuất.
- Các cơ quan chuyên môn, chính quyền của địa phương cần tổ chức các lớp tập huấn phổ biến những kiến thức về các tiêu chuẩn kĩ thuật sản xuất RAT cho các hộ dân trên địa bàn huyện, thông qua xây dựng các mô hình sản xuất cụ thể giúp người dân dễ dàng tiếp thu và áp dụng. Các lớp tập huấn nên tổ chức theo từng giai đoạn từ sản xuất, đến giai đoạn thu hoạch sơ chế, tiêu thụ RAT. Giới thiệu triển khai tới các hộ dân những mô hình sản xuất RAT đạt hiệu quả ở các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất để áp dụng với sản xuất ở địa phương mình.
Hướng dẫn cụ thể người nông dân sản xuất theo đúng quy trình kĩ thuật, tránh đầu tư sản xuất dàn trải, không hiệu quả. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức, nhận thức của người dân về sản xuất RAT thông qua tuyên truyền thông tin về RAT. Cán bộ kĩ thuật tại địa phương cũng thường xuyên kiểm tra, theo sát người dân trong suốt quá trình sản xuất.
Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác nông nghiệp tại địa phương
Hàng năm, huyện Phú Bình liên kết với các dự án về phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái nguyên, mở các lớp đào tạo, tập huấn cho những cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp trồng trọt về IPM, ICM “quản lý dịch hại trên cây trồng”, áp dụng quy trình sản xuất RAT theo hướng Vietgap. Tổ chức cho cán bộ tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương có vùng sản xuất RAT tiên tiến. Có những chính sách hỗ trợ một phần hay toàn bộ kinh phí cho cán bộ tham gia tập huấn.
Các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn phổ biến những kiến thức về tiêu chuẩn kĩ thuật sản xuất RATcho người nông dân trên địa bàn huyện thông qua xây dựng những mô hình sản xuất cụ thể để người dân dễ dàng tiếp thu và áp dụng. Giới thiệu tới các hộ dân những mô hình sản xuất RAT đạt hiệu quả ở các địa phương, giúp bà con học hỏi kinh nghiệm sản xuất.
- Tích cực tìm kiếm, lựa chọn các giống rau mới, có năng suất, chất lượng cao, áp dụng vào sản xuất.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng các loại phân bón, thuốc BVTV tại các cửa hàng đại lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn, yêu cầu niêm yết công khai các loại thuốc được sử dụng trên rau, nhất là ở các vùng sản xuất rau tập trung để nông dân biết và sử dụng.
- Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần tuân thủ theo đúng quy trình sản xuất RAT.
3.3.2.4. Giải pháp về tiêu thụ sản xuất
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người tiêu dùng biết về lợi ích của việc sử dụng rau an toàn đối với sức khỏe con người.
Khuyến khích phát triển các kênh phân phối rau an toàn. Cần xây dựng và triển khai tốt quy hoạch hệ thống tiêu thụ rau an toàn từ chợ đầu mối đến các cửa hàng, quầy bán hàng lẻ RAT. Đa dạng hóa các kênh phân phối RAT gồm cửa hàng RAT, các quầy bán rau an toàn tại các chợ dân sinh thông qua các tiểu thương bán lẻ.
Thúc đẩy việc xây dựng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, liên kết với doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, duy trì và phát triển thương hiệu rau an toàn nâng cao trách nhiệm người tham gia kinh doanh RAT, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.
Mở rộng các hoạt động marketing, tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm RAT, kịp thời thông tin đến người tiêu dùng về chất lượng, địa điểm, nơi có cơ sở sản xuất kinh doanh RAT uy tín. Kích cầu tiêu dùng thông qua các hình thức giảm giá khuyến mại, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh những chính sách khuyến khích thúc đẩy sản xuất RAT, chính quyền địa phương cần thường xuyên tiến hành rà soát, kiểm tra các cơ sở sản xuất về quản lý kinh doanh, đưa ra những chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước đưa kinh doanh rau an toàn vào nề nếp. Tuyên truyền nhân rộng các điển hình tốt về sản xuất RAT trong cộng đồng.
3.3.2.5.Các giải pháp về chính sách
Chính sách đất đai: chính quyền huyện Phú bình cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã sản xuất RAT được thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật về quyền sử dụng đất, tạo sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu rau.
Có những chủ trương chính sách cho thuê đất để sản xuất rau an toàn với quy mô lớn. Quy hoạch hoàn chỉnh các vùng sản xuất rau an toàn hàng hóa tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất tiêu thụ rau an toàn được ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Có những chế độ ưu tiên về việc thuê đất đối với các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng cơ sở sản xuất RAT quy mô lớn.
Chính sách về khoa học công nghệ: huyện Phú Bình cần có chính sách hỗ trợ về các ứng dụng công nghệ như công nghệ sinh học (công nghệ gen, công nghệ vi sinh,…) phục vụ công tác chọn tạo, nhân giống và bảo vệ thực vật, đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông triển khai rộng rãi quy trình sản xuất rau theo hướng Vietgap, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo công tác chuẩn bị vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc BVTV) được kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân.
Chính sách đầu tư: chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo kịp thời các giải pháp phát triển sản xuất; đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu tưới nước phục vụ sản sản xuất rau hai vụ. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất – kinh doanh rau an toàn, hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu khoa học, hệ thống nhà
màng, nhà lưới,… đầu tư vào vùng sản xuất RAT gắn với các cơ sở chế biến, tiêu thụ rau an toàn đảm bảo nguồn đầu ra sản phẩm mang lại nguồn lợi nhuận.
Chính sách tài chính – tín dụng: huyện Phú Bình phối hợp với ngân hàng nông nghiệp &PTNT huyện, ngân hàng chính sách xã hội huyện, xây dựng những chính sách ưu đãi về vay vốn tín dụng, nghiên cứu giảm thuế sử dụng đất, tiến tới bỏ thuế sử dụng đất trồng rau an toàn, giảm thuế đối với các cơ sở sản xuất – kinh doanh rau an toàn để khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Phú Bình vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa đồng bộ. Diện tích sản xuất RAT còn thấp, vùng sản xuất RAT tập trung chủ yếu ở một một số xã như Dương Thành, Bảo Lý, Nhã Lộng, Tân Đức,... tuy nhiên diện tích không lớn. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, số lượng doanh nghiệp đơn vị đầu tư và thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm RAT còn hạn chế, các khâu sản xuất, sơ chế, chế biến còn thủ công, thiếu đồng bộ, nhất là khâu bảo quản nông sản.
Phát triển sản xuất rau an toàn đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức sau đây:
Khí hậu thay đổi thất thường ảnh hưởng bởi các cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây khó khăn trong gieo trồng và sản xuất. Mặt khác, giá vật tư đầu vào cho sản xuất không ổn định, luôn trong xu hướng tăng dần trong khi đầu ra của sản phẩm rau bấp bênh, không ổn định. Tình trạng thiếu hụt lao động nông thôn trẻ, khỏe do chuyển đi làm ăn xa và chuyển sang làm ngành nghề dịch vụ khác có thu nhập cao hơn cũng là một khó khăn lớn đối với sản xuất rau an toàn. Cùng với đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, lây lan diện rộng gây khó khăn đối với việc lưu thông hàng hóa và thị trường một số loại hàng nông sản, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của HTX, người dân sản xuất RAT nói riêng và người dân sản xuất nông nghiệp nói chung.
Để phát triển sản xuất rau an toàn cần tiến hành đồng bộ một số các giải pháp chủ yếu như: Xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển và tiêu thụ RAT. Trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc trợ giúp và khuyến khích ngành RAT phát triển thông qua các chủ trương và các chính sách cụ thể. Chính quyền huyện Phú Bình sớm thống nhất quy trình sản xuất RAT trên địa bàn huyện, quy hoạch vùng sản xuất
RAT tập trung mới, lựa chọn những chủng loại rau canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từ đó xây dựng những vùng sản xuất RAT điển hình. Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất RAT, tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất RAT tập trung chuyên canh. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trong điều kiện hội nhập, đây là nội dung rất quan trọng trong chiến lược phát triển ngành RAT. Đồng thời tăng cường công tác khuyến nông, tiếp tục xây dựng hoàn thiện tổ chức mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ RAT nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của ngành hàng RAT.
UBND huyện Phú Bình sớm ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề sản xuất và tiêu thụ RAT. Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề quản lý và kiểm tra chất lượng RAT. Các cấp chính quyền quản lý, thường xuyên kiểm tra chặt chẽ chất lượng các loại rau an toàn để kịp thời phát hiện ra những sản phẩm rau không đảm bảo chất lượng, gây mất niềm tin đối với người tiêu dùng.
Tổ chức sản xuất liên kết giữa doanh nghiệp và HTX: quy hoạch vùng trồng rau an toàn tập trung, liên kết chặt chẽ giữa nông dân với thương lái, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định có lợi cho nông dân; mở rộng các dịch vụ cung ứng giống, vật tư, hóa chất bảo vệ thực vật, làm đất, gieo ươm cây trồng,… vùng sản xuất hàng hóa theo phương thức cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung tại các xã Tân Đức, Lương Phú, Bảo Lý, Nhã Lộng, Dương Thành với những cây trồng chủ lực.
Nếu các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT chủ yếu trên được thực hiện thì ngành RAT của huyện Phú Bình sẽ phát triển, hội nhập và mang lại không chỉ về mặt hiệu quả kinh tế cho người sản xuất mà con đem lại những hiệu quả về tích cực về xã hội và môi trường.
2. Kiến nghị
Phát triển bền vững RAT là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp theo phương hướng phát triển bền vững. Nhà nước và chính quyền địa phương tập trung nguồn lực để triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên.
Đối với tỉnh Thái Nguyên: đẩy nhanh việc quy hoạch địa bàn, vùng sản xuất RAT tập trung, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; công tác khuyến nông, tập trung phát triển chủng loại rau an toàn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Chính quyền địa phương cần tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát chất lượng VSATTP đối với RAT từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, tăng cường công tác khuyến nông theo sát người sản xuất kinh doanh RAT để hỗ trợ về mặt kỹ thuật, các chăm sóc cây trồng, phòng trừ dịch hại kịp thời. Áp dụng các giải pháp về kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh vào sản xuất RAT áp dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới, tăng cường sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ, xây dựng mô hình trình diễn giống rau có năng suất, chất lượng cao, mô hình sản xuất rau an toàn,...
Tổ chức tập huấn tuyên truyền, khuyến cao, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc các sâu bệnh hại cho các hộ dân trước khi gieo trồng.
Đối với người tiêu dùng: cần nâng cao nhận thức của mình về RAT, trở thành người tiêu dùng thông thái, biết bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1.Viện kinh tế nông nghiệp Việt Nam (2005), Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về ngành rau quả của Việt Nam.
2.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2007, Quyết định số 04/007/QĐ - BNN, ngày 19/01/2007 “Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn”.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2007, Quyết định số 106/2007/QĐ - BNN ngày 28 tháng 12 năm 2007 “Tiêu chuẩn và điều kiện sản xuất rau an toàn”
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2008, Quyết định số 379/QĐ- BNN-KHCN “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả an toàn tại Việt Nam (vietgap)
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), Thông tư 59/2012/BNN – PTNT
6. Trung tâm nghiên cứu và tiêu dùng (2014), Báo cáo thực trạng rau của quả trên thị trường Việt Nam
7. Dương Quang Huy (2016), Nghiên cứu giải pháp phát triển rau an toàn tại thành phố Thái Nguyên.
8. Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn miền nam 2017, Báo cáo thị trường rau quả Việt Nam.
II. Tài liệu từ internet
9.https://thainguyentv.vn/phu-binh-phat-huy-the-manh-cua-hop-tac-xa-nong- nghiep-82008.html
10. https://nongnghiep.vn/thai-nguyen-ket-noi-chuoi-nang-gia-tri-rau-an-toan- d273019.html
12. https://thoibaokinhdoanh.vn/mo-hinh/phu-binh-htx-la-be-do-de-nong-dan- thoat-ngheo-1071015.html 13. http://ntm.thainguyen.gov.vn/-/hieu-qua-mo-hinh-nong-dan-tu-lien-ket 14. https://nongsanantoanhanoi.gov.vn/Media/Personal/admin/TT%2059.doc 15.https://ansachuongsach.vn/chia-se-kinh-nghiem/song-xanh/mo-hinh-trong- rau-an-toan