Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 53)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện Phú Bình

Bảng 3.1: Sản xuất rau tại huyện Phú Bình giai đoạn 2017 – 2019

Năm

Diện tích gieo trồng

(ha)

Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tạ)

2017 1.752 168,52 213.260

2018 1.687 169,60 271.550

2019 1.820 172,00 312.900

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình năm 2019)

Từ bảng số liệu 3.1 có thể thấy, diện tích gieo trồng rau của huyện Phú Bình giai đoạn từ 2017-2019 tăng 68 ha, đạt 1.820 ha năm 2019. Hiện nay trên địa bàn huyện, người nông dân canh tác chủ yếu các giống rau ngắn ngày, phát triển phong phú các chủng loại rau có năng suất, chất lượng như: giống ớt GM-40, khoai tây Diamant, dưa chuột lai xuất khẩu, măng tây xanh,

rau cải các loại,… Ngoài cơ cấu giống trên, các đơn vị chuyên môn của huyện tiếp tục đưa một số giống mới vào thực hiện mô hình, ô mẫu để đánh giá, lựa chọn, bổ sung những giống có ưu thế vào cơ cấu giống cây trồng của địa phương. Vì thế sản lượng rau trên địa bàn huyện đạt 312.900 tấn rau vào năm 2019, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2017. Năng suất rau bình quân luôn ở mức cao, đạt 170,4 tạ/ha.

Bảng 3.2: Cơ cấu mùa vụ trong sản xuất rau trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2017-2019

Năm

Cả năm Vụ đông xuân Vụ mùa

Diện tích (ha) Sản lượng (tạ) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Sản lượng (tạ) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Sản lượng (tạ) Năng suất (tạ/ha) 2017 1.752 295310 168,52 874 135260 154,76 557 110260 197,95 2018 1.687 286190 169,60 1.380 224422 162,7 385 60270,5 156,56 2019 1.820 315250 173,27 600 111000 185,00 410 70120 171,03

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình )

Từ số liệu bảng 3.2 cho thấy, diện tích sản xuất rau trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2017-2019 theo chiều hướng tăng, năm 2019 tăng lên 68 ha so với năm 2017. Diện tích sản xuất năm 2018 tuy có giảm do xã Đồng Liên huyện Phú Bình chuyển về thành phố Thái Nguyên theo chủ trương của tỉnh Thái Nguyên, tuy nhiên năng suất và sản lượng rau vẫn ở mức cao, sản lượng đạt 226190 tạ, năng suất đạt 169,6 tạ/ha.

Sản xuất rau trên địa bàn huyện tập trung vào hai thời vụ chính: vụ đông xuân và vụ mùa, trong đó diện tích sản xuất rau tập trung chủ yếu vào vụ đông xuân.

*Vụ đông xuân

Vụ đông xuân bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau, đây là thời điểm tập trung diện tích sản xuất rau lớn nhất trong năm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng rau trong dịp Tết Nguyên Đán. Các loại rau sản xuất đa

dạng về chủng loại, từ rau ôn đới đến nhiệt đới, với diện tích 700 ha. Dựa trên cơ sở đất đai, nhu cầu thị trường, tập quán và kinh nghiệm canh tác để gieo trồng các loại rau cho phù hợp (bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, cà chua, su hào, cải bắp, súp lơ, đậu cô ve, đậu Hà Lan, cải các loại,...) liên tục quanh năm chủ yếu như cà chua, xà lách,... sản lượng đạt 111000 tấn năm 2019, năng suất rau trung bình đạt 185 tạ/ha.

Tình hình thời tiết trong vụ đông xuân diễn biến khá phức tạp, thời tiết rét, nhiều sương muối, cây trồng dễ mắc các loại sâu bệnh. Các hộ trồng rau cần chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện về cây giống trước khi tiến hành mang đi gieo trồng, đồng thời cũng cần chuẩn bị các điều kiện về nước tưới tiêu, biện pháp đối phó khi dịch bệnh xảy ra.

*Vụ mùa

Vụ sản xuất hè thu tính từ tháng 4 đến tháng 8, diện tích sản xuất rau ít hơn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến diện tích sản xuất rau vụ hè thu giảm một phần là do cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy lợi, hệ thống nhà lưới, nhà vòm,…) chưa đảm bảo để phát triển sản xuất rau quanh năm. Các loại rau trồng chủ yếu trong vụ mùa như mướp, rau muống, bí xanh, mùng tơi, cải ngọt,… đạt sản lượng 70120 tấn năm 2019, năng suất đạt 171,03 tạ/ha. Vào vụ hè thu, nhiệt độ môi trường bên ngoài rất cao, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của rất nhiều loại rau, lượng mưa mùa này thường rất lớn, gây ngập úng, làm dập nát các diện tích rau trồng không có nhà che chắn. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển. Nếu không được đầu tư về kỹ thuật và công nghệ thích hợp thì việc sản xuất rau gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 53)