Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách thành phố 23 km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 251,749 km2. Dân số năm 2016 là gần 139.000 người, mật độ dân số khoảng 553 người/km2. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ; phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên; phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang. Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 19 xã.

- Đặc điểm địa hình: Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao lên đến 250m.

Địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số. Bên cạnh đó, huyện Phú Bình còn có nhiều đồi núi thấp, thích hợp cho việc khai thác nguyên vật liệu phục vụ xây dựng hạ tầng giao thông vận tải và các khu công nghiệp.

Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải, dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của huyện Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m.

Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc

xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.

Khí hậu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình của huyện hằng năm giao động khoảng 23,1 – 24,4 0C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2000 đến 2500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hằng năm khoảng 81 – 82%.

Tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác của tỉnh. Có nguồn cát, đá sỏi ở sông Cầu. Đây là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện và địa bàn lân cận.

Nguồn cung cấp nước cho huyện Phú Bình chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chiều dài đoạn chảy qua Phú Bình là 29 km, vì vậy việc cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất, sinh hoạt,… sông Cầu còn là tuyến giao thông đường thủy quan trọng, phục vụ nhu cầu vận tải cát, sỏi, nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên những năm gần dây do tình trạng khai thác cát sỏi không được quy hoạch và quản lý tốt nên nhiều đoạn bị đào bới nham nhở, gây cản trở cho giao thông đường thủy.

Phú Bình có hệ thống kênh đào (còn gọi là sông Máng) có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc, kênh đào chảy qua địa phận huyện từ xã Đồng Liên (thành phố Thái Nguyên), qua xã Đào Xá, Bảo Lý, Hương Sơn,

Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang. Hệ thống kênh đào cung cấp nước tưới cho các xã nó đi qua. Ngoài ra Phú Bình còn có nhiều hệ thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Tài nguyên đất của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai của huyện được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm ké, độ mùn tổng số thấp từ 0,5 – 0,7%, độ pH cao từ 4 đến 5. Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Tuy nhiên đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các khu công nghiệp, chi phí đền bù đất sẽ thấp hơn so với các vùng đồng bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn.

Theo số liệu thống kê năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 24.336.96 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.402.6 ha (chiếm 83.83 %). Như vậy, đất nông nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. Diện tích đất trồng cây hằng năm là 10.102.7 ha, chiếm 41.51% diện tích đất nông lâm nghiệp.

Đất lâm nghiệp của huyện là 5525.8 ha, chiếm 22.71 %, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của huyện đều là rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 397.9 ha, chiếm 1.63% diện tích đất nông lâm nghiệp.

Trong tổng diện tích đất 24.336.96 ha được chia làm ba loại đất chính: - Nhóm đất nông nghiệp: với tỷ lệ cao nhất, có diện tích là 20.402,6 ha, chiếm 83,83 % diện tích đất của toàn huyện, được phân ra ba nhóm đất theo mục đích sử dụng:

+ Đất trồng lúa: 7.276,9 ha, chiếm 29,9 %

+ Đất trồng cây lâu năm: 4.339,6 ha, chiếm 17,83 %

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 3.928,3 ha, chiếm 16,14 % tổng số diện tích đất của huyện.

- Nhóm đất chưa sử dụng: với diện tích là 6,1 ha, chiếm 0,02%

Như vậy, trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi lâm nghiệp chỉ chiếm 25%. Cây trồng chủ đạo vẫn là cây lúa, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)