Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sản xuất rau an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 81)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2. Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sản xuất rau an

rau an toàn tại huyện Phú Bình

Để có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Phú Bình, tôi đã tiến hành khảo sát và thu thập thông tin từ những hộ dân sản xuất trên địa bàn, đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn trong sản xuất của hộ gia đình. Đồng thời thu thập từ cơ quan chuyên môn về các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình cũng như chính sách phát triển rau an toàn của huyện. Đồng thời tôi cũng tiến hành tìm hiểu quan điểm và tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn như phòng Kinh tế phòng Nông nghiệp huyện, tiến hành phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất rau an toàn tại địa bàn huyện Phú Bình.

S (Điểm mạnh)

- Sự quan tâm của chính quyền địa phương

- Điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

- Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù chịu khó

- Những chính sách về phát triển sản xuất RAT đang được chính quyền địa phương nghiên cứu và triển khai

W (Điểm yếu)

- Quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu

hẹp do quá trình công nghiệp hóa. - Quy mô sản xuất không đồng đều - Trình độ, tập quán canh tác của người dân còn mang tính truyền thống nên năng suất chưa cao.

- Nhận thức của người tiêu dùng về RAT còn hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chưa đồng bộ.

- Chi phí đầu tư cho sản xuất rau an toàn theo VietGAP lớn.

- Vấn đề tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm

- Thị trường tiêu thụ rau an toàn trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng do nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ngày càng tăng.

- Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, sản phẩm RAT của Việt Nam có cơ hội được xuất khẩu sang các thị trường lớn trong khu vực.

- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được với các sản phẩm an toàn và chất lượng.

- Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO chính là cơ hội để sản phẩm rau sạch của Việt Nam tiếp cận với các thị trường lớn trên thế giới.

- Nhu cầu tiêu thụ của nội địa và xuất khẩu tăng cao đòi hỏi yêu cầu về số lượng, chất lượng sự cải tiến về năng suất cây trồng của RAT cũng phải tăng cao.

- Sự cạnh tranh về thị trường rau đối với các nước trong khu vực có nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…

- Người nông dân khó tiếp cận được các chính sách, các nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn do thiếu thông tin và thủ tục phức tạp với người dân.

- Năng lực sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Phú Bình còn hạn chế về khâu sản xuất và tiếp thị, tìm kiếm thị trường nên việc mở rộng quy mô sản xuất cần rất nhiều thời gian để nâng cao năng lực cho người dân.

Diện tích và sản lượng rau an toàn còn thấp nên chưa thể thu hút được các doanh nghiệp đầu tư và tiêu thụ sản phẩm trong ngắn hạn.

Hiện nay việc sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình ngày càng được mở rộng cả về quy mô lẫn diện tích. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với người dân đã có nhiều kinh nhiệm trong sản xuất các loại rau truyền thống từ trước nên khi đưa nhiều giống rau mới vào sản xuất đã đạt năng suất và chất lượng cao, phong phú về chủng loại rau. Các vùng trồng RAT đều được đảm bảo về đất đai thuận lợi cho sản xuất RAT. Mỗi xã có vùng quy hoạch riêng để trồng trọt RAT, người dân có điều kiện sản xuất tập trung. Các mô hình Hợp tác xã trồng rau củ quả an toàn được thành lập ngày một nhiều hơn, mở rộng về quy mô và diện tích.

Các chính sách về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ các loại rau mới, sử dụng các loại giống mới cũng được huyện Phú Bình triển khai cụ thể tới từng hộ dân, thông qua các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật do cán bộ Khuyến nông, Nông nghiệp của huyện giảng dạy đạt hiệu quả cao.

Trong tương lai, huyện Phú Bình có tiềm năng trồng các loại rau cao cấp, các loại rau quả trái vụ.

*Điểm yếu:

Diện tích sản xuất RAT ngày một tăng, tuy nhiên quy mô sản xuất của các hộ nông dân còn chưa đồng đều, không tập trung, nguồn lao động sử dụng chủ yếu tại chỗ, thiếu trình độ về sản xuất khoa học kỹ thuật, các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất còn thiếu chưa được đầu tư đồng bộ do thiếu vốn sản xuất.

Chủng loại rau chưa đa dạng, chủ yếu là các loại rau ăn lá. Kỹ thuật canh tác sản xuất rau của người dân còn theo hướng truyền thống, vì vậy năng suất rau chưa cao. Bên cạnh đó, việc quy hoạch các vùng trồng rau có chất lượng cao, vùng trồng tập trung chuyên canh, vùng RAT trên địa bàn diễn ra còn chậm.

Quy trình sản xuất rau an toàn mới chỉ được áp dụng với một số loại giống truyền thống.

Ý thức của nhiều người dân chưa cao, nhiều người vẫn mua những giống cây trồng trôi nổi ngoài thị trường không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có quá nhiều các loại thuốc BVTV xuất xứ khác nhau, các hãng thuốc tiếp thị tràn lan, khó kiểm soát gây khó khăn cho nông dân trong việc kiểm soát gây khó khăn cho nông dân trong việc lựa chọn sản phẩm để mua, trong khi tâm lý chung của người dân vẫn ham sản phẩm giá rẻ, chưa quan tâm đến tác hại mang lại cho chính bản thân mình và người tiêu dùng.

Phần lớn người dân vẫn quen sản xuất theo lối sản xuất truyền thống nên trong quá trình trồng trọt còn gặp phải những sâu bệnh hại khó phòng trừ dẫn đến sản phẩm chất lượng kém, không an toàn.

Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chưa đồng bộ (giao thông, điện, thủy lợi,...), diện tích đất nông nghiệp ngày một bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh nhường chỗ cho các nhà máy khu công nghiệp mọc lên. Đất đai trồng rau sử dụng thâm canh nhiều vụ các loại cây trồng, chịu tác động của các hóa chất vô cơ, các chất kích thích sinh trưởng,… gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, không khí là rất lớn.

Chi phí sản xuất và vận chuyển rau an toàn ngày một tăng cao, nhu cầu sử dụng tăng trong khi công suất chế biến, trình độ công nghệ, phương thức bảo quản chế biến còn nhiều hạn chế do điều kiện người dân được tiếp cận thông tin thị trường và công nghệ còn thấp. Hệ thống sản xuất, thu gom, bảo quản và tiêu thụ RAT chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu RAT lớn trên thị trường. Trên địa bàn huyện hiện nay, số quầy bán rau an toàn phục vụ người tiêu dùng còn rất ít. Rau chủ yếu là bán tươi, sơ chế thô sơ. Chưa có sự liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến.

*Cơ hội:

Nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm rau trên địa bàn huyện Phú Bình nói riêng và trên cả nước nói chung ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ rau ngày càng mở rộng và phát triển.

Xu hướng tự do hóa thương mại và yêu cầu mở cửa của thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp sẽ tác động mạnh đến chính sách bảo hộ, trợ cấp nông sản của cả nước, lượng nhập khẩu rau của các nước tăng.

Khi Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO các yêu cầu về cắt giảm trợ cấp xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và giảm hỗ trợ trong nước tại các nước phát triển tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

*Thách thức:

Người nông dân khó tiếp cận được các chính sách, các nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn của nhà nước, do thiếu thông tin và thủ tục phức tạp đối với người dân.

Năng lực sản xuất của người dân còn hạn chế cả về khâu sản xuất và tiếp thị, tìm kiếm thị trường nên việc mở rộng quy mô sản xuất cần mất nhiều thời gian để nâng cao năng lực cho người dân.

Diện tích và sản lượng rau an toàn còn thấp nên chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắn.

Huyện Phú Bình cách xa thành phố lớn nên chi phí vận chuyển, tiêu thụ tăng cao nên việc hạ giá thành sản xuất, vận chuyển để cạnh tranh với các vùng khác sẽ mất nhiều chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và không thể giải quyết trong ngắn hạn.

Khi Việt Nam là thành viên của WTO cạnh tranh trên thị trường rau sẽ diễn ra khốc liệt hơn do sự tham gia của các nước xuất khẩu rau tiềm năng như Trung Quốc, Thái Lan,…

Năng lực hoạt động marketing ngành hàng rau của huyện Phú Bình nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên còn thấp, phần lớn các loại rau hiện nay vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 81)