4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.6. Nhu cầu sử dụng rau an toàn hiện nay của người dân trên địa bàn
Nhu cầu của người tiêu dùng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành hàng rau, là căn cứ quan trọng đối với sự phát triển của ngành hàng này về cả quy mô, cơ cấu sản phẩm, cũng như tốc độ tăng trưởng. Là cơ sở để quyết định của nhà quản lý, sản xuất. Để tìm hiểu về nhu cầu tiêu dùng rau trên địa bàn huyện, tôi tiến hành phỏng vấn 40 người tiêu dùng trên địa bàn thu được kết quả như sau:
Bảng 3.15: Mức tiêu thụ rau trung bình và tỷ lệ mua rau tại các địa điểm của người dân trên địa bàn
Địa điểm hay lựa chọn mua
rau
Số hộ Tỷ lệ (%)
Mức chi phí mua rau trung bình/tháng (đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%) Chợ 24 60 100.000 – 150.000 4 10 Siêu thị 3 7,5 200.000 – 300.000 15 37,5 Cửa hàng rau 3 7,5 350.000 – 400.000 20 50 Cửa hàng RAT 10 25 >450.000 1 2,5
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, mức độ tiêu dùng sản phẩm rau của người dân trên địa bàn huyện khá cao. Số hộ có mức chi phí mua rau trung bình từ 350.000 – 400.000 đồng/tháng chiếm 50% (20 hộ); 37,5 % (15 hộ) có mức chi phí mua rau từ 200.000 – 300.000 đồng/tháng; 10% (4 hộ) số hộ có mức chi phí mua rau từ 100.000 – 150.000 đồng/tháng; tỷ lệ số hộ có chi phí mua rau trên 450.000 đồng/tháng rất ít, chiếm 2,5 % (1hộ).
Khi được hỏi về địa điểm mua rau, 60% (24 hộ) số hộ chọn mua rau ở chợ; 25% (10 hộ) số hộ chọn mua rau ở cửa hàng RAT, giá rau ở đây thường cao hơn từ 1-2 lần so với bên ngoài và người tiêu dùng cùng khó kiểm soát được nguồn gốc và đánh giá được chất lượng nên mọi người ít lựa chọn hơn; 7,5% số hộ mua rau ở siêu thị (3 hộ) và cửa hàng rau (3 hộ).
Các nguyên nhân người tiêu dùng có lựa chọn mua rau tại các địa điểm khác nhau:
Lý do để người tiêu dùng tại huyện Phú Bình lựa chọn mua rau hoặc không mua rau tại các địa điểm khác nhau có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tập trung vào các nguyên nhân chính sau: Sự thuận tiện sự tin tưởng, giá thành, chất lượng, biết rõ nguồn gốc. Đa số người tiêu dùng lựa chọn mua rau tại chợ vì lý do thuận tiện và chủng loại rau thì phong phú hơn so với các
địa điểm khác. Những người này không lựa chọn mua tại cửa hàng rau an toàn vì họ cũng không thực sự tin tưởng vào nguồn gốc rau tại cửa hàng rau an toàn và trong các siêu thị mà giá bán lại cao hơn. Những người mua rau tại các cửa hàng rau thông thường cũng vì lý do thuận tiện và chủng loại cũng phong phú và có nhiều lựa chọn.
Bảng 3.16: Lý do người tiêu dùng không mua và sử dụng rau an toàn
Tiêu chí Số người Tỷ lệ (%)
Thiếu thông tin 20 50
Không tin tưởng chất lượng rau 10 25
Giá cao 7 17,5
Không thuận tiện 3 7,5
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2019)
Hiện tại, số người mua rau tại các cửa hàng rau an toàn không cao chiếm 25%. Và khi được hỏi tại sao họ không mua rau an toàn thì có tới 50% người tiêu dùng cho biết họ không có đầy đủ thông tin về rau an toàn và 25% không tin tưởng vào chất lượng và nguồn gốc rau an toàn hiện nay trên thị trường. Có 17,5% người tiêu dùng không mua rau an toàn vì giá cao hơn rau thông thường và 7,5% không sử dụng vì việc mua RAT không thuận tiện.
Khả năng nhận biết và phân biệt giữa rau an toàn với rau thông thường
Phần lớn người tiêu dùng đều cho biết họ không phân biệt được rau an toàn với rau thông thường. Qua phỏng vấn tỷ lệ này chiếm tới trên 85%, và họ cho rằng rau an toàn với rau thông thường là giống nhau cả không có sự khác biệt. Khoảng 15% người tiêu dùng còn lại phân biệt rau an toàn dựa trên yếu tố thông tin kỹ thuật ghi trên sản phẩm, họ phân biệt RAT dựa vào sự tin tưởng của mình đối với người bán và các cửa hàng. Điều này cho thấy kiến thức về rau an toàn của người tiêu dùng còn rất hạn chế. Vì vậy, nếu muốn tăng sản lượng tiêu thụ rau an toàn và mở rộng quy mô sản xuất cần thiết phải trang bị kiến thức cho người tiêu dùng về rau an toàn.